Quê hương, 20 năm xây dựng và trưởng thành
HGĐT- Địa danh Hà Giang được nhắc đến lần đầu tiên trong bài Minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) từ đầu thời vua Lê Dụ Tông (1705). Đến 20.8.1891, tỉnh Hà Giang ra đời theo Quyết định của Toàn quyền Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Hà Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh trong cơ cấu hành chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên vào tháng 4.1976. Đến ngày 12.8.1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết chia tỉnh Hà Tuyên thành Hà Giang và Tuyên Quang. Trong tiến trìnhlịch sử hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang luôn anh dũng, kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, từng bước hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, sau 20 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Giang càng ra sức lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn cả về vật chất và tinh thần.
Sau khi mới tái thành lập, Hà Giang phải đối mặt với bộn bề khó khăn, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp; cơ sở hạ tầng yếu kém; điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu không thuận lợi; đời sống của cán bộ, nhân dân trong tỉnh còn vô cùng eo hẹp, thiếu thốn; trình độ dân trí không đồng đều... Trước những khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh càng khẳng định truyền thống quý báu đoàn kết, thống nhất, kiên cường, không khuất phục trước mọi khó khăn để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong công cuộc xây dựng, kiến thiết tỉnh nhà. Sau 20 năm tái lập tỉnh, công cuộc đổi mới ở Hà Giang đã có bước chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng nhanh, thu ngân sách địa phương năm sau cao hơn năm trước, an ninh - quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Bộ mặt nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa của tỉnh đã từng bước thay da, đổi thịt. Nền kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch đúng hướng, năng suất và chất lượng ngày càng cao do đầu tư giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật; kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư và xây dựng khang trang, nhiều cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp được thành lập thu hút nguồn lao động địa phương. Những con đường giao thông nhỏ hẹp đến trung tâm các xã, thị trấn trước đây đã được thay thế đủ làn xe ô - tô; cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm từng bước đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một loạt các công trình thủy điện đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng hoặc đang thi công như thủy điện Thái An, Sông Miện, Nho Quế, Sông Chừng, thủy điện Phương Độ... để tận dụng tiềm năng về thủy năng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, người dân các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh đang được hưởng lợi từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng các hồ chứa nước giải quyết nhu cầu bức thiết của nhân dân về nước sinh hoạt trong mùa khô. Các chương trình nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh đầu tư, nông dân đã biết gieo trồng các loại ngô, lúa lai có năng suất và giá trị kinh tế cao, biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa có hàng hóa giao lưu trên thị trường. Rừng trồng, rừng tự nhiên đang được người dân chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ mang lại nguồn lợi cả về kinh tế và môi trường sinh thái.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của Trung ương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, khai thác mọi nguồn lực, thế mạnh, tiềm năng của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, chưa thoát khỏi một tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước nhưng những thành tựu đạt về kinh tế - chính trị, văn hóa- xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại đạt được trong 20 năm qua là rất quan trọng và tương đối toàn diện, có thể coi đó là những kỳ tích. Những thành tựu đó là tiền đề vô cùng quan trọng để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang tiếp tục phát triển, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo với các tỉnh trong khu vực để thoát khỏi tỉnh nghèo, chậm phát triển.
Trong suốt chiều dài 120 năm, Hà Giang được biết đến là tỉnh miền núi phía cực Bắc của Tổ quốc, như một tấm áo giáp che chắn, bảo vệ, giữ gìn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Quốc gia. Hà Giang cũng được biết đến bởi nơi đây có Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên ở Việt
Ý kiến bạn đọc