Khúc nhạc Mông trên đỉnh Nàn Ma
HGĐT- “...Anh ơi xuống chợ cùng em, nhớ mang theo ngựa và đi một mình, em đây vừa đẹp vừa xinh, có ô che nắng, có...”.Phải chăng tôi là kẻ đa tình, hay người đa mang để năm nào cứ theo lời mời gọi tha thiết ấy tìm về xã Nàn Ma (Xín Mần), đó là cái làng Mông cao vút trên1. 300 m so với mặt biển.
Nói vui như vài thầy, cô giáo cắm bản Mông này thì họ là người dân tộc thiểu số miền xuôi lên đây ươm “con chữ” mất rồi vì cả xã Nàn Ma có 535 hộ, 2.844 khẩu, đồng bào Mông chiếm tới 99 % dân số. Bởi thế mà giai điệu Mông trở thành thân quen với thầy cô trên bản như món ăn tinh thần không thể nào quyên. Còn với tôi, tháng 8 về Nàn Ma còn là tìm về một địa danh lịch sử của một thời đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc khi xưa, chiến dịch Tây Tiến tiễu Phỉ những năm 1947- 1954. Thắp nén nhang tỏ tấm lòng thơm thảo của thế hệ đi sau trước Miếu thờ 11 chiến sĩ cách mạng hy sinh trong đêm làm nhiệm vụ tại thôn Nàn Ma, mong cho anh linh các anh, chị siêu thoát. Phó Chủ tịch UBND xã Nàn Ma, Hầu Seo Trang có hỏi tôi, về Nàn Ma lần này anh có cảm nhận điều gì mới không? Nàn Ma năm nay đổi thay nhiều lắm. Anh Trang vừa hỏi lại như vừa nói với chính mình , Mận Hậu không đủ để dân bán buôn cho thương nhân ngoài vào mua tận gốc. Su su trồng theo mô hình “Liên kết” đã bắt đầu cho thu hái; bò nuôi, dê chăn, ngô đậu... đều tốt. Dân mình đã chuyển cách làm ăn từ trong ra ngoài rồi anh à, mà làm ra làm mới sướng cái bụng ấy chứ, anh có biết không. Theo anh Trang, tôi tìm đến các mô hình làm ăn liên kết trồng su su. Gia đình Hầu Seo Vần, thôn La Chí Chải vui lắm, chị vợ tỏ vẻ thạo việc nhà cho biết, chồng mình nó đem về nhà làm trên đất trước kia trồng cả trăm cân ngô giống nay để trồng su su (trên 3 ha). Trồng từ tết đến giờ mới cho quả. Quả nhiều lắm, bán cho công ty rau đứng chân tại xã theo giá thị trường, hiện nay công ty thu mua 700 đ đồng một cân. Cả vườn su su ngày nào cũng thu hái, cũng bán, cũng thu tiền, vui lắm” Nhìn cả khu vực trồng su su của nhà Vần mênh mông trên vườn đồi sau, trước nhà tôi nhẩm tính, nếu ngày nào cũng hái bán tại chỗ, thu tiền tại chỗ thì chẳng mấy chốc mà gia đình nhà Vần trở nên giàu có ngay trên đỉnh núi Nàn Ma. Theo tính toán của doanh nghiệp, mỗi ha su su thu hái một năm sản lượng bình quân không dưới 90 - 120 tấn quả năm đầu thu hoạch, còn các năm sau sẽ thu từ 180 tấn trở lên. Bán được tiền hàng ngày vợ Vần vui lắm “Được nhiều hơn trồng ngô, lại có tiền nuôi con ăn học, mua sắm, vui cái bụng người Mông mình. Cả bản Mông mình năm nay đều liên kết với Công ty rau Vi na sút đứng chân tại xã trồng su su”. Theo anh Trang, Phó Chủ tịch UBND xã thì cả 8 thôn bản Nàn Ma đều trồng su su liên kết với Vi Na Sút. Hình thức làm được doanh nghiệp ứng trước toàn bộ giống, vốn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao KHKT cho từng nhà dân, trên từng giai đoạn chăm bón, cách thu hái sản phẩm. Doanh nghiệp thu mua tại chỗ 100% sản phẩm làm ra. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy đồng bào Mông trên xã Nàn Ma đã và đang trở thành những “công nhân” nông nghiệp ngay trên quê hương mình và đang làm giàu từ mảnh đất, bàn tay, khối óc bằng cánh “đánh thức” tiềm năng, thế mạnh có sẵn nơi mình sinh ra, lớn lên. Đã có trên 20 ha su su trồng tập trung với quy mô hàng hoá rõ nét ở 8 thôn bản, nhà nào cũng trồng su su bán cho doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Anh Hầu Seo Và kéo tôi ra nơi con trâu to chừng nửa tấn thịt rủ rỉ, vụ này mình tính thu từ su su cũng được trên trăm triệu, năm sau chắc sẽ hai trăm có chắc. Năm sau trở lạilàng Mông này nhà báo sẽ thấy nhiều nhà thu từ su su cả trăm triệu cho mà xem. Còn con trâu này của nhà mình nhà báo thấy sướng không, họ đã trả mình trên 30 triệu đồng mình chưa bán đấy. Nàn Ma mình trâu, bò đều to lắm nhé, có con bò vừa đây bạn mình bán cho người buôn ở xã Chế Là tới 38 triệu đồng cơ đấy. Qủa thật là người dân Nàn Ma lâu nay đã nổi tiếng trong huyện Xín Mần có giống trâu, bò rất to, cùng cánh nuôi trâu, bò vỗ béo theo hình thức nuôi bò “trên lưng” - cách nuôi bò của người Mông vùng cao vẫn làm. Có điều, tại Nàn Ma người Mông trồng cỏ, nuôi bò là cách làm phổ biến; coi trọng phát triển chăn nuôi, trồng cỏ, phát triển vùng rau quả hàng hoá, trong đó, rau su su trồng liên kết với doanh nghiệp, trồng xen ớt dưới dàn su su; phát triển cây Mận Hậu truyền thống cho cả xã để các năm sau lên Nàn Ma khách hàng không khỏi thất vọng về Mận Hậu đã được bán “Cả gốc” cho khánh. Đâylà hướng đi đã được Đảng bộ xã xác định trong cách làm để phát triển bền vững cho tương lai mai sau trên bản Mông này. Anh Bùi Minh Hiệu, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho hay, huyện đã đưa vào Nghị quyết phát triển vùng Mận Hậu Nàn Ma thành vùng cây đặc sản hàng hoá củaXín Mần trong thời gian tới. Theo đó mỗi năm trồng tập trung từ 20 – 30 ha, phấn đấu trồng 300 – 500 ha Mận Hậu tại xã. Đồng thời, mở rộng chủ trương trồng “Liên kết” rau, củ quả tại chỗ trong dân có sự bảo trợ của doanh nghiệp đứng chân tại địa bàn theo cách “Làm chắc, ăn chắc”. Mục tiêu tìm cánh làm giàu cho dân, cho làng Mông tại xã Nàn Ma đã rõ và không còn nghi ngờ gì nữa. Cái giai điệu mượt mà tôi yêu hẳn có lý do chính đáng.
Năm học mới cũng đã bắt đầu trên các điểm trường trong những thôn bản. Cả 7 thôn bản đều có lớp học từ Mầm non đến THCS với tỷ lệ huy động cao. Được biết thêm, năm học vừa qua tỷ lệ các thầy, cô dạy giỏi của xã chiếm trên 10%. Cái chữ trên non cao đã bám chắc vào đất tựa như cuộc sống người Mông bám mảnh đất này ngày một xanh tươi.
Ý kiến bạn đọc