Hà Giang mảnh đất cổ xưa - “phên dậu” vững vàng nơi cực Bắc
HGĐT- Tháng Tám mùa thu lịch sử đang về trên quê hương đất nước. Mùa thu có cái gì đó như là “định mệnh” với đất nước, với quê hương.
Bản Lô Lô Chải bên hồ mắt Rồng, dưới chân cột cờ Lũng Cú (Cao nguyên đá Đồng Văn). Ảnh: Đặng Vượng |
Nhớ lại cách đây 66 năm, ngày 19 tháng Tám, mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, chúng ta đã làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp xâm lược và phong kiến, giành lại độc lâp, tự do cho nước nhà, mở ra một kỷ nguyên mới đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới ách đô hộ gần 80 năm của thực dân Pháp, trở thành một nước độc lập, tự do, đi lên xây dựng CNXH. Người dân từ kiếp đời nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh tương lai của mình .
Sự ngẫu nhiên cũng vào mùa thu cách đây 120 năm, ở một vùng miền núi cực Bắc xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc Việt nam,ngày 20.8.1891 tỉnh Hà Giang được chính thức thành lập theo Quyết định của Toàn quyền Đông Dương Đờlanétxăng. Như vậy cho đến nay tỉnh Hà Giang đã tròn 120 năm tuổi. Và ngày 20.8.2011 này, Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Hà Giang kỷ niệm trọng thể Ngày thành lập tỉnh và đón nhận Huân chương chương Độc lập hạng Ba.
Tháng 8 mùa thu này ở Hà Giang thiên nhiên thật đẹp. Có lẽ ở Việt nam ít có nơi nào mà thiên nhiên lại ưu ái cảnh vật núi non hùng vĩ, điệp điệp trùng trùng, mỗi ngọn núi, con sông tạo hoá như gợi cho ta thành nhữngcâu chuyện cổ tích đến nao lòng. Mây trời Hà Giang quyện núi non bồng bềnh, xanh trong, sông suối uốn lượn như rồng múa, hoa lá cỏ cây hương thơm ngát rừng như tiên cảnh… Và những con đường quanh co uốn khúc, lượn vòng vèo lên tới tận cổng trời, do những bàn tay con ngườicần cù, lao động sáng tạo, vượt lên muôn vàn gian khổ hy sinh, mồ hôi, nước mắt còn nhiều hơn cả nước mưa; có cả máu đổ để có những con đường như trong chiêm bao…
Thành phố trẻ Hà Giang nằm hai bên bờ con sông Lô chảy từ Ma Ly Po Trung Quốc về, mùa này nước trong xanh như lá cây sa mu trên cao nguyên đá Đồng Văn. Các dãy phốnhà cao tầng mọc lên san sát. Đường nội thịtrải nhựa áp phan mịn màng. Hai cây cầu Yên Biên 1 và Yên Biên 2 nối đôi bờ sông Lô như hai cánh tay mỹ nữ nâng tầm cao của thành phố sắp tròn 1 tuổi... Bên bờ đông sông Lô lànúi mỏ Neo, bên bờ tây sông Lô là Núi Cấm sừng sững đối xứng như hai ngọn tháp vươn lên trời xanh với bao câu chuyện huyền thoại truyền đời…
Trở lại với lịch sử, ngay từ năm 1881, đội quân Pháp do trung uý Sansarich chỉ huy, tìm cách lên Hà Giang, nhưng chúng đã bị đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Quang chống lại. Và phải đến năm 1887 thực dân Pháp mới căn bản chiếm được Hà Giang.
Sách cũ còn lưu lại, năm 1891 theo Quyết định của toàn quyền Đông Dương, tỉnh Hà Giang gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang). Đến năm 1893 trong dịp cải tổ các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm củamột quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ3 (Quân khu 3). Đến ngày 17.9.1895 Toàn quyền Đông Dương lại ra Quyết định số1432 chia khu quân sự thư ba thành 3 tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Tỉnh Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên, trừ tổng Phú Đoan và Bằng Hành, cộng thêm các tổng Phương Độ và tương yên. Và đến ngày 28.4.1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sát nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh ba Hà Giang. Theo các tài liệu cũ thì Đạo lỵ Hà Giang hồi đó cách Hà Nội 348 km và cách tỉnh Tuyên Quang 173 km. Như vậy vị trí tỉnh lỵ Hà Giang hôm nay cự ly cách Hà Nội chênh lệch 36 km, và cách Tuyên Quang lệch 19 km. Diện tích tỉnh Hà Giang lúc đó là 10.769km2, trong đó có 6.500ha đất nông nghiệp; có 6 đại lyslaf: Bảo Lạc, Đồng Văn, Hoàng Su phì, Bắc Quang, Thanh Thuỷ và Quản Bạ. Ba châu là Vị Xuyên, Bảo Lạc, Bắc Quang. Ba nha bang tá gồm Đồng Văn, Sà Phìn, Hoàng Su Phì; 15 tổng và 82 xãâyThnh phố Hà Giang hôm nay, xưa là xã An Cư rừng rú rậm rạp, hoang vắng, hổ báo.. gầm rú… Vậy mà sau 120 năm,bộ mặt Hà Giang đã đổi thay đến diệu kỳ. Điều đó cũng dễ hiểu bởi sự đổi thay của hôm nay là cả một quá trình phát triển của lịch sử, với bao thế hệ chiến đấu hy sinh, xây dựng, vun đắp mới có được…
Thị trấn Tam Sơn dưới cổng trời Quản Bạ (Cao nguyên đá Đồng Văn). Ảnh: Đặng Vượng |
Ôn cũ để biết mới, nhớ lại dưới thời Pháp thuộc, đồng bào các dân tộc Hà Giang cũng như các tỉnh trong cả nước cuộc sống lầm than, kiếp người mà như trâu ngựa, đói rét, bệnh tật, sưu cao thuế nặng… Ruộng, đất hầu hết rơi vào tay bọn phong kiến, địa chủ, thổ ty… Người dân phải sống trong cảnh nô lệ… Và người Hà Giang với truyền thống yêu nước nồng nàn, lòng căm thù kẻ xâm lược, đã đoàn kết nổi dậy đứng lên đánh Pháp xâm lược. Hình như là tất yếu ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Chỉ sau 14 năm khi thực dân Pháp đặt chân chiếm được mảnh đất Hà Giang năm 1887, năm 1901 hai thủ lĩnh của đồng bào Dao là Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài lộc, người khe Đỏ, xã Vĩ Thượng, châu Bắc Quang đã lãnh đạo nhân dân đứng dậy đánh Pháp… Năm 1909 đồng bào Mông ởHà Giang và một số vùng ở tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quangđã tập hợp thành lực lượng tấn công Pháp ở nhiều nơi… Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Sùng Mí Chảng, dân tộc Mông, Đồng Văn năm 1911 đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc vùng cao và tập hợp được cả đồng bào Mông bên kia biên giới nổi dậy đánh Pháp cho đến năm 1917, gây cho thực dân Pháp rất nhiều thiệt hại… Các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc Hà Giang tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất, kiên trung , thể hiện lòng yêu nước, không cam chụi làm nô lệ của nhân dân ta .
Kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước, đồng bào các dân tộc Hà Giang như có ánh “Mặt trời” soi sáng, đưa nhân dân ta từ bóng đen nô lệ vươn lên làm người chủ đất nước. Ngay từ cuối những năm 30 và đầu những năm 40 của thế kỷ XX, trong bối cảnh bị thực dân Pháp đàn áp điên cuồng phong trào cách mạng, săn lùng các chiến sĩ cộng sản khắp nơi… Nhưng ở Hà giang đã có những đảng viên của Đảng Cộng sản đến xây dựng phong trào cách mạng như ở Bắc Mê, Hùng An, Bắc Quang, Vị Xuyên...Mặc dù Hà Giang giành chính quyền cách mạng có muộn so với cả nước, (ngày 8.12. 1945 mới giải phóng thị xã Hà Giang và ngày 25.12.1945 Uỷ ban hành chính lâm thời của tỉnh mới được thành lập).
Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cùng với cả nước, đồng bào các dân tộc Hà Giang một lòng một dạ đoàn kết, kiên trung, vừa cần cù lao động sáng tạo xây dựng quê hương, vừa nhận rõ trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, đã cử hàng ngàn người con ưu tú các dân tộc, đưahàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm…, đóng góp hàng triệu triệu này công… ra chiến trường, phục vụ chiến đấu… góp phần to lớn làm nên thắng lời vĩ đại của dân tộc ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Đồng thời đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ toàn vẹn biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trong sự nghiệp CNH - HĐH, thời kỳ đất nước đổi mới, nhất là sau khi Hà Giang chia tách từ tỉnh Hà Tuyên năm 1991, mặc dù vẫn là một tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước, nhưng được sự quan tâm đúng mức của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ, các bộ ngành ở trung ương, cùng với ý chí tự lực tự cường, phát huy truyền thống đoàn kết, lao động sáng tạo, vượt lên mọi khó khăn gian khổ của 22 dân tộc anh em,hàng chục năm qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, hôm nay bộ mặt Hà Giang đã thay da đổi thịt. Đến năm 2011 tỉnh đã phát triển có 10 huyện và một thành phố Hà Giang trực thuộc tỉnh, với 195 xã, phường, thị trấn. 100% các xã có đường ô tô được trải nhựa đến trụ sở UBND. Về kinh tế nhiều năm qua liên tục tăng trưởng bình quân 12,7%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, du lịch, giảm tỷ trong nông nghiệp. Sản xuất lương thực ngày một tăng cao, bình quân đạt trên 460kg/ người/ năm; thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng / người/ năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, năm 2010 đạt trên 600 tỷ đồng… Hàng năm Hà Giang số hộ nghèo được giảm 5 % trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,8%. 65% số thôn bản có điện; giải quyết cơ bản làm hồ treo chứa nước cho 25 vạn đồng bào 4 huyện vùng cao phía Bắc. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, 100% các xã có trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỉnh được công nhận đạt chuản Quốc gia phổ cập giáo dục THCS. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao; tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92%. Báo Hà giang đến nay được phát biếu không xuống tận tổ trưởng thôn, bản, tổ dân phố, các đầu chốt ở xã, trường học… Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. An ninh quốc phòng được củng cố vững chắc, bảo đảm trật tự trị anh và an ninh biên giới Quốc gia…
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ Hà Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015, dựa vào tình hình thực tế ở địa phương, Hà Giang đã đề ra các mục tiêu nhiệm vụ tập trung vào những vấn đề trọng tâm, gồm 4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm, 6 nhiệm vụ và7 nhóm giải pháp chủ yếu, nhằm đưa tỉnh thoát ra khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn. Phải chăng lúc này Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Hà Giang đã mạnh dạn đánh giá đúng mình, không bệnh hình thức, cũng giống như người yếu phải tìm ra bệnh và phải được dùng đúng thuốc.
Chúng ta dám nhìn lại hôm qua để sống tốt cho ngày mai, nó giống như một qui luật xã hội. Mùa thu này Hà Giang bước vào 120 năm tuổi, so với một địa phương thì dài nhưng so với lịch sử một đất nước, sự tiến trình của lịch sử xã hội thì mới chỉ là bước đầu. Nhìn lại hơn một thế kỷ đi qua, Hà Giang với bao thăng trầm, song niềm tự hào và vinh quang vẫn là xuyên suốt cùng lịch sử, con người và mảnh đất Hà Giang thật anh hùng biết bao.
Tự hào luôn đi cùng với trách nhiệm. Với Hà Giang lịch sử dân tộc đang giao phó cho mảnh đất, con người nơi đây một trọng trách to lớn, đó là xây dựng vùng đất này thật giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh… Đặc biệt là xứng đáng là nơi “đầu sóng ngọn gió” canh giữa biên cương “phên giậu” của Tổ quốc Việt Nam nơi cực Bắc.
Ý kiến bạn đọc