Yên Thành xây dựng “Nông thôn mới”

16:45, 07/03/2011

HGĐT- Tôi trở về xã Yên Thành (Quang Bình) trong lúc cây lúa trên đồng đã bén rễ, lên xanh. Bà con trong xã cho biết: Rét thì mặc rét, miễn mình chủ động phòng chống rét tốt, chăm bón, che phủ mạ đúng quy trình, thì cũng... chẳng làm sao.


Có đến nhà nông mới biết người nông dân bao giờ cũng dành hết tình yêu cho “ruộng đất, cây, con”. Lúa Yên Thành sau rét đã lên xanh nhờ thời tiết ấm, mưa xuân lất phất. Vụ Xuân này cả xã, 8 thôn bản cấy trên 100 ha lúa bằng giống chủ lực San ưu 63, Nhị ưu 838, BC15. Trong nhiều năm trồng cấy giống lúa San ưu 63, Nhị ưu 838 có khả năng chịu rét tốt, thích ứng rộng và phù hợp với đồng đất vụ Xuân ở xã nên được nhân dân tuyển chọn. Trong lúc ngâm ủ mạ bắt buộc tuân thủ tuyệt đối quy trình kỹ thuật, khi gieo mạ làm kỹ đất, bón đủ và cân đối phân chuồng, cộng với tỷ lệ lân, kali. Trời rét che ni lông kín, dẫn nước ấm chân mạ về đêm, ngày tháo cạn, chịu khó bón thêm tro bếp, còn nếu trời quá rét bắt buộc tưới nước ấm cho mạ vào buổi sớm v.v... Trong quá trình cấy, cây mạ phải đủ lá, cứng thân, ruộng bừa kỹ, bón lót cân đối, ruộng sau khi cấy phải giữ nước cho lúa mới tránh được rét...


Các anh lãnh đạo xã cho biết: Vụ Xuân này, Yên Thành xây dựng “cánh đồng chất lượng cao” trên 70 ha. Hình thức đầu tư theo cách chăm bón có KHKT, có theo dõi khuyến nông, ghi chép thời vụ để đúc rút kinh nghiệm của từng vụ. Đó là cách “giúp” đồng bào làm chắc, ăn chắc, nhất là giai đoạn biến đổi khí hậu thất thường hiện nay thì cần cách làm mới, cách nắm bắt mới một cách khoa học v.v...


Trở lại câu chuyện năm cu, Yên Thành cũng đã có nhiều cách làm ăn sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó là giải pháp sử dụng giống mới tới 99%, áp dụng tiến bộ thời vụ, bón đủ phân, chăm đủ nước, làm cần cù nên 266 ha lúa cả năm đạt năng suất quân bình 57 tạ/ha. Bình quân lương thực của xã đạt 610 kg người/năm và cơ bản không còn hộ đói; trước tết xóa xong 10 nhà dột nát cho hộ nghèo... Trên đường về Yên Thành, tôi thấy rất nhiều nhà san ủi mặt bằng theo dọc Quốc lộ 279 nhà cửa khang trang. Anh Tô Thanh Lại, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhờ chuyển đổi làm ăn nên bà con trong xã cũng đã có “của ăn, của để” tập trung san ủi, làm nhà bám đường Quốc lộ thuận tiện trong giao lưu thương mại trong, ngoài tỉnh, huyện, sang cả Lào Cai, Bắc Hà... Nông - lâm nghiệp làm trọng tâm, trọng điểm. Ngoài cây lúa, đậu, lạc, đồng bào đầu tư mạnh vào chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tính toán sơ bộ vào những số liệu có trong tay tôi chợt nhẩm bình quân mỗi hộ có từ 8-10 con gia súc chủ yếu là trâu, bò, dê. Đã xuất hiện khá nhiều các mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp với ao, chuồng, vườn rừng cho thu vài chục triệu đồng/năm. Yên Thành giờ đây không còn đất hoang hóa, đồi trọc nữa. Kinh tế rừng đã theo chân kinh tế thị trường “chiếm” hết đất trống, đồi trọc để hình thành các trang trại nông - lâm thủy sản, chăn nuôi kết hợp. Theo đà phát triển hiện nay chẳng bao xa nữa Yên Thành sẽ trở thành “phố” mang những nét rất riêng trong đó kinh tế nông - lâm kết hợp với dịch vụ đã trong tầm tay.


Yên Thành hôm nay: Đồng xanh, rừng xanh, làng quê rộn rã vào xuân, những cán bộ trẻ năng động biết làm ăn, biết suy nghĩ cùng nhà nông tìm cách thoát nghèo, vui lắm. Dọc theo trục đường, các HTX (hộ kinh doanh 15 HTX) của xã đang mở ra nhiều cách làm ăn, tập hợp lao động, huy động vốn và chung sức xây dựng quê hương Yên Thành phát triển. Theo tính toán, năm 2010 vừa qua, giá trị thương mại, dịch vụ lưu chuyển trên địa bàn đạt trên 7,8 tỷ đồng. Rất nhiều mô hình HTX làm ăn hiệu quả và minh chứng cho nền kinh tế tập thể đã, đang góp phần làm thay đổi tư duy kinh tế, hướng người nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất, quê hương mình. Bước sang năm nay, Yên Thành đang tập trung vào xây dựng “nông thôn mới”. Theo đó là toàn dân làm đường, làm trường, làm các công trình phụ với quyết tâm từ mỗi gia đình, làm cho gia đình mình có lối ăn, ở, vệ sinh sạch sẽ góp phần xây dựng làng bản to đẹp, đàng hoàng hơn. Xác định nguồn lực để phát triển chính là con người, nên chăm lo cho giáo dục, đào tạo là tạo ra nguồn lực xây dựng Yên Thành trong tương lai. Toàn xã có 44 phòng học thì đã có 30 phòng kiên cố. Giáo dục từ mầm non, tiểu học đã phủ kín 8 thôn bản. Ngoài ra Yên Thành còn hình thành mô hình giáo dục cộng đồng và các lớp học khuyến nông, chống tái mù chữ, khuyến tài... nhằm xây dựng thành “xã hội học tập” và đó cũng là hướng mà Đảng bộ, chính quyền nơi đây xây dựng “Chiến lược” cho phát triển tương lai.


Mùa xuân đang tràn ngập không gian, tràn ngập lòng người, cùng những bước đi, cách làm mới đang làm cho Yên Thành càng thêm thắm tươi. Tôi chợt nghĩ: Giá như các thôn Tân Thượng, Thượng Bình sâu, xa kia mà có thêm con đường cứng, điện thắp sáng nữa thì niềm vui trọn vẹn hơn rất nhiều. Đâu đó, nghe tiếng gió nhè nhẹ trong muôn vàn lộc biếc, tin rằng Xuân sau về Yên Thành niềm vui sẽ được nhân lên bội phần.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc phát động trồng cây “Ngày thanh niên hành động vì môi trường”
HGĐT- Chiều ngày 22.2, tại khu rừng Tò Đú, Huyện đoàn Mèo Vạc tổ chức lễ phát động trồng cây “Ngày thanh niên hành động vì môi trường”.
28/02/2011
Tìm nghề thoát nghèo cho đồng bào vùng cao
10 năm qua, kết quả giảm nghèo ở Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đảng và Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến xóa đói giảm nghèo cho đồng bào khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
26/02/2011
Nâng cao chất lượng tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đợt 1.2011
HGĐT- Hòa trong không khí thi đua sôi nổi ra quân đầu xuân Tân Mão, 6 huyện trong tỉnh là: Mèo Vạc, Quản Bạ, Bắc Mê, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thành phố Hà Giang đã tổ chức thành công ngày hội tiễn thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
25/02/2011
Công tác huấn luyện đầu năm ở đơn vị 19 - Công binh
HGĐT- Với nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật cản nổ: “Đối với bản thân từng người không có cơ hội để rút kinh nghiệm”, do vậy, công tác huấn luyện ở đơn vị 19 - Công binh đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định thắng lợi và hạn chế tối đa thương vong.
25/02/2011