Kết quả hơn 6 năm thực hiện Dự án “Phòng, chống buôn bán người, di cư và sinh kế Tiểu vùng sông Mê Kông”
HGĐT- Nhiều năm về trước, tình trạng bọn tội phạm câu kết với người nước ngoài buôn bán, sát hại, bắt cóc trẻ em đã liên tiếp xảy ra ở khu vực biên giới. Tuy nhiên từ năm 2005 trở lại đây, được sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Quebec với nguồn kinh phí trên 03 tỉ đồng ( trong đó nguồn của Quỹ hợp tác phát triển Canađa Fund là 1.328.000.000đ), tình trạng đó có chiều hướng giảm rõ rệt. Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em (PN-TE) của Hội LHPN tỉnh đã triển khai thực hiện Dự án hiệu quả, có sức lan toả rộng khắp trên địa bàn tỉnh, mặt khác đã thu hút được đông đảo người dân, cộng đồng tham gia hưởng ứng tích cực. Đặc biệt, đối với các chị em phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán trở về phấn khởi, tự tin, có thể hoà nhập cộng đồng và gây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phiên tòa xét xử lưu động về tội phạm buôn bán phụ nữ. |
Từ năm 2004, Trung tâm hỗ trợ PN-TE đã phối hợp với Ban điều hành Dự án các huyện, tổ chức hơn 40 lớp tập huấn kiến thức và kỹ năng về phòng, chống buôn bán người, cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên và cộng tác viên các xã, trưởng thôn bản, đội ngũ cán bộ giáo viên trong các trường học với 1600 người tham gia, địa điểm tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Quang Bình... Tổ chức trên 10 lớp tập huấn về kiến thức Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình với 420 người tham gia, mở 08 lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng về công tác xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng phỏng vấn cho nạn nhân bị buôn bán trở về, kết hợp mở 04 lớp tập huấn kỹ năng điều tra tội phạm buôn bán phụ nữ cho đội ngũ cán bộ chiến sỹ 12 đồn Biên phòng, Công an tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, cán bộ Hội LHPN tỉnh.
Trung tâm cũng đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức truyền thông cộng đồng với nhiều hình thức đa dạng, sân khấu hoá, được tổ chức nhân ngày chợ phiên tại các trung tâm chợ của xã hoặchuyện, kết hợp tổ chức được 38 cuộc với trên 40.000 người tham gia. Các diễn viên không chuyên là người của địa phương được diễn xuất thể hiện bằng tiếng của địa phương, chương trình đã thu hút được đông đảo bà con theo dõi. Đồng thời, các hoạt động dự án đã quay hình và in để phát cho bà con xem để bà con dễ hiểu và dễ tiếp thu. Phối hợp với các ngành Giáo dục của 06 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần tổ chức Hội thi “ Tìm hiểu về kiến thức phòng, chống buôn bán người”, nội dung về phòng chống buôn bán Phụ nữ - Trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình. Hội thi đã thu hút 8000 người tham gia cổ vũ.
Trong những năm qua, Dự án đã tổ chức được 23 cuộc diễn tập cho 23 xã, với trên 20.000 người tham gia xử lý các tình huống phòng, chống buôn bán người. Đây cũng là hoạt động mang tính cộng đồng cao, thông qua hoạt động này người dân nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm, tương trợ, đoàn kết, thu hút tập hợp sức mạnh của tập thể, để cùng nhau bảo vệ sự bình yên trật tự, an ninh trong cộng đồng khu dân cư. Ngoài ra, Ban điều hành Dự án các huyện đã thành lập được 07 Câu lạc bộ “ Gia đình hạnh phúc’’ tại các xã vùng cao như: Câu lạc bộ xã Lũng Phìn, xã Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng (huyện Đồng Văn); thị trấn Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc); xã Bạch Đích (huyện Yên Minh), hoạt động này thu hút trên 300 chị em phụ nữ tham gia. Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ các thành viên được tiếp thu kiến thức về phòng, chống buôn bán người, kiến thức pháp luật, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, Trung tâm hỗ trợ PN – TE phối hợp với Toà án nhân dân, Viện Kiểm soát nhân dân tỉnh tổ chức mở 08 phiên toà xét xử lưu động về tội phạm buôn bán PN-TE tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần, Bắc Mê... Phiên toà xét xử vào những ngày chợ phiên tại trung tâm các huyện, thu hút trên 12.000 người quan tâm theo dõi. Thông qua công tác xét xử lưu động đã phản ánh lên được tính nghiêm minh của pháp luật, của nhà nước, đồng thời có tác dụng răn đe và cảnh tỉnh cho những đối tượng phần tử xấu có tiền án, tiền sự giác ngộ.
Để giúp cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn và những chị em bị buôn bán trở về tái hoà nhập cộng đồng, Trung tâm hỗ trợ đã có nhiều hoạt động cải thiện quyền năng về kinh tế như: Các chị em được học nghề, giới thiêụ việc làm. Đặc biệt, đã tạo dựng cho chị em phụ nữ có niềm tin, giúp họ ổn định cuộc sống. Tiêu biểu Trung tâm đã phối hợp với các ngành chứcnăng như Công an, Bộ đội Biên phòng làm tốt công tác tiếp nhận nạn nhân được trao trả qua các cửa khẩu Thanh Thuỷ, Phó Bảng, Săm Pun... (108 nạn nhân), hỗ trợ ban đầu trên 39.000.000đ để mua tư trang cá nhân và hỗ trợ tàu xe đi lại cho nạn nhân trở về với gia đình.
Năm 2008, tổ chức Oxfam Quebec đã hỗ trợ kinh phí 30.000.000đ để xây dựng một nhà xưởng dệt lanh thổ cẩm xã Cán Tỷ ( huyện Quản Bạ), duy trì HTX dệt lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám(Quản Bạ). Hai HTX này thu hút đựơc trên 50 chị em có hoàn cảnh khó khăn tham gia. Dự án hỗ trợcho Trạm tiếp nhận nạn nhân tại đồn Biên phòng Phó Bảng huyện Đồng Văn về một số thiết bị phục vụ cho công tác tiếp nhận nạn nhận như: máy tính, ti vi, bàn ghế, chăn, màn...với tổng trị giá trên 36 triệu đồng; trang bị cho 10 xã của huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần 10 cái máy ảnh để chụp hình cho các thành viên hộ gia đình thuộc khu vực Biên giới, để lưu trữ khi có tình trạng người bị mất tích cơ quan chức năng tìm kiếm giải cứu được thuận lợi và kịp thời.
Với đặc thù của vùng cao núi đá phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi đại gia súc, Dự án hỗ trợ Mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Dự án đã hỗ trợ 44 con bò giống cho 44 chị là nạn nhân trở về thuộc huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Các chị đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc phòng dịch bệnh. Đến nay, đàn bò đã tăng lên được 56 con. Mô hình trồng rau sạch trái vụ tại thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ vẫn đang được duy trì và phát triển. Trung tâm hỗ trợ PN – TE tỉnh đã giúp đỡ giới thiệu cho một số chị em là nạn nhân trở về theo học nghề tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển do TW Hội LHPN Việt
Như vậy có thể khẳng định rằng, với sự quan tâm tài trợ về nguồn lực, nhân lực, về kỹ thuật... của tổ chức Oxfam Quebec, Hội LHPN tỉnh Hà Giang đã làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền, vận động và những hành động cụ thể đã góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân với mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn tội phạm buôn bán người. Đồng thời, Hội đã kết hợp tốt với các cơ quan, liên quan trong mạng lưới giao chuyển tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về, giúp họ tái hoà nhập với cộng đồng, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế địa phương.
Ý kiến bạn đọc