Hiệu quả thực hiện Nghị quyết 30a ở Mèo Vạc

17:42, 20/12/2010

HGĐT- Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững được triển khai từ năm 2008. Mèo Vạc là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh ta được thụ hưởng chương trình này. Qua 2 năm triển khai tổ chức thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt, từng bước giúp cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên xóa đói, giảm nghèo.


Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả của chương trình này trong thời gian qua, đồng chí Phạm Quang Tân, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết 30a của Chính phủ ban hành, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo gồm 16 đồng chí, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy làm Phó ban chỉ đạo, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện làm thành viên Ban chỉ đạo và phân công các thành viên Ban chỉ đạo huyện phụ trách chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng nội dung thực hiện nghị quyết. Đồng thời, huyện thành lập các Tổ công tác thực hiện xây dựng Đề án giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP của Chính phủ và từng bước hoàn thiện Đề án giảm nghèo nhanh, bền vững thông qua cấp ủy, các ngành của huyện và đoàn công tác của tỉnh cho ý kiến để hoàn thiện và trình tỉnh xem xét phê duyệt theo đúng kế hoạch tiến độ. Ngay sau hội nghị của huyện, các xã, thị trấn đã quán triệt, triển khai Nghị quyết và tiến hành kiện toàn Ban xóa đói, giảm nghèo của xã, bổ sung thành viên là cấp ủy Đảng để thống nhất tổ chức thực hiện chương trình, phổ biến chủ trương, chính sách của Chính phủ đến tất cả các thôn bản và người dân trên địa bàn. Kết quả năm 2009 thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được 750 nhà, trong đó có 238 nhà xây, 146 nhà trình tường, 76 nhà sàn, 290 nhà gỗ, giải ngân được 16.122,3 triệu đồng, trong đó có vốn hỗ trợ của chương trình, vốn vay tín dụng, vốn huy động doanh nghiệp địa phương, vốn huy động doanh nghiệp Trung ương và vốn huy động của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể tỉnh, huỵện. Năm 2010 huyện đã rà soát và đề nghị hỗ trợ làm nhà ở cho 1.111 hộ, đến thời điểm này đã phê duyệt và đang tiến hành tổ chức thực hiện xong 303/1.111 nhà, các hộ còn lại đang tiếp tục thực hiện. Cùng với chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở là chính sách hỗ trợ sản xuất, huyện giao cho phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát và xây dựng phương án giải ngân, hiện nay các xã, thị trấn đã và đang làm các thủ tục rút vốn tiến hành mua giống gia súc cho các hộ, hỗ trợ hộ nghèo làm chuồng trại chăn nuôi, hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng điều chỉnh sang trồng cây cải dầu và hỗ trợ mua giống ngô lai, giống đậu tương. Đối với chính sách xuất khẩu lao động, hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo định hướng năm 2010 huyện đã phối hợp với 3 công ty xuất khẩu lao động khám tuyển sức khỏe cho 47 lao động tham gia xuất khẩu đi làm việc tại Malaysia, trong đó có 28 lao động đi học nghề, học định hướng, đến thời điểm này có 2 lao động đã được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội và đã xuất cảnh sang Malaysia. Đối với chính sách giáo dục, đào tạo nghề, nâng cao dân trí, năm 2009 huyện đã mở được 3 lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây lương thực, thực phẩm, kỹ thuật cắt may với số học viên tham gia là 267 người. Năm 2010 huyện cũng đã mở được 18 lớp dạy kỹ thuật trồng cây lương thực, thực phẩm, 1 lớp kỹ thuật cắt may cho392 học viên...Bên cạnh đó nhiều chương trình khác cũng được phân bổ nguồn vốn triển khai đạt được nhiều kết quả tốt như nâng cấp rải nhựa đường giao thông, thủy lợi, khai hoang xếp đá vv...nhiều doanh nghiệp theo sự phân công của Chính phủ đã giúp đỡ cho huyện nguồn vốn để tổ chức triển khai như Tập đoàn Công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam năm 2009 đã nhận trợ giúp và hỗ trợ cho huyện 3.000 triệu đồng để thực hiện xóa nhà tạm. Năm 2010 Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam có kế hoạch hỗ trợ cho huyện với tổng kinh phí là 10 tỷ đồng để đầu tư giáo dục, y tế và xóa nhà tạm. Cùng đó thực hiện theo chương trình thỏa thuận giữa huyện Mèo Vạc với Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam, năm 2010 chỉ tiêu đào tạo con em dân tộc thiểu số đi học và làm việc tại các công ty thuộc tập đoàn, với chỉ tiêu là 160 người, huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn trong đợt một đã đưa được 38 người và đợt 2 là 10 người theo học và làm việc theo chương trình này, nâng tổng số người đi học lên 48 người. Trong những tháng tới, huyện tiếp tục chỉ đạo phòng, ban chuyên môn tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng con em dân tộc thiểu số có đủ điều kiện đi theo chương trình đã thỏa thuận giữa huyện và tập đoàn...


Có thể nói qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã đạt được nhiều hiệu quả thiết thực, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong toàn huyện cơ bản đã được cải thiện, cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp. Tuy nhiên trong khi triển khai thực hiện vẫn còn một số vướng mắc. Trao đổi về vấn đề này đồng chí Phạm Quang Tân, Chủ tịch UBND huyện cho biết rằng: thứ nhất là văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương còn chậm, nhiều điểm không rõ ràng, chồng chéo, làm cho việc xây dựng Đề án của các huyện gặp nhiều khó khăn, phải làm lại nhiều lần. Đến nay Trung ương chưa có văn bản việc hỗ trợ đối với cán bộ tăng cường, luân chuyển và thu hút trí thức trẻ. Bên cạnh đó Mèo Vạc là một huỵện nghèo, tất cả các hạng mục chính sách hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như là xây dựng mới hoàn toàn, nên để đạt được mục tiêu và cơ chế chính sách của Nghị quyết, nhu cầu vốn đầu tư hỗ trợ đòi hỏi phải được huy động khá lớn, bình quân khoảng 5 – 6 ngàn tỷ đồng/huyện và tập trung chủ yếu đầu tư từ năm 2010 đến năm 2015 mới bảo đảm tiến độ. Một vấn đề nữa đó là nguồn vốn thực hiện đề án không cụ thể, việc phê duyệt đề án giao cho địa phương, nhưng không tự chủ về nguồn lực dẫn đến địa phương lúng túng trong việc thẩm định và phê duyệt đề án của các huyện nghèo... Huyện cũng đề xuất kiến nghị với Chính phủ cần xem xét cân đối và tập trung chỉ đạo việc huy động nguồn lực đầu tư cho Đề án 30 của các huyện nghèo, bảo đảm các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a được triển khai thực hiện. Trước mắt đề nghị giải quyết vấn đề vốn cho chương trình xóa nhà tạm, lương thực hỗ trợ bảo vệ rừng và hỗ trợ cho người dân ở khu vực biên giới chưa tự túc được lương thực...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gặp mặt nạn nhân chất độc màu da cam, điôxin đi chữa trị, điều dưỡng tại Làng Hữu nghị Việt Nam
HGĐT- Vừa qua, tại Hội Cựu chiến binh tỉnh đã diễn ra buổi gặp mặt nạn nhân chất độc da cam/điôxin đi chữa trị, điều dưỡng tại Làng Hữu nghị Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Tới dự, có các đồng chí trong đoàn Làng Hữu nghị Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
20/12/2010
Chuyện của những người ở Đảo
HGĐT- Trong chuyến đi thăm một số di tích vùng ven Côn Đảo, chúng tôiđi xe ôm, được anh Nguyễn Văn Hoà, 34 tuổi, một người lái xe ôm hiền lành, nhiệt tình, cởi mở, quê ở An Giang, hiện nay trú tại khu 8, cùng vợ mới ra Côn Đảo lập nghiệp đầu năm 2010, dẫn đường.
20/12/2010
Bảo hiểm nhân thọ Prudential trao 20 triệu đồng xây nhà đại đoàn kết ở Quản Bạ.
HGĐT- Ngày 18.12, Công ty Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Prudential đã tổ chức trao số tiền ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ gia đình chính sách của huyện Quản Bạ.
18/12/2010
Chương trình giảm nghèo đã tạo bước đà quan trọng cho Hà Giang tiếp tục vươn lên trong những năm tới
HGĐT- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, tỉnh ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, góp phần tạo những nền tảng vững chắc để tiếp tục vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn trong những năm tới.
17/12/2010