Để duy trì nguồn rau an toàn cho tiêu dùng trước mắt và lâu dài trên địa bàn tỉnh

16:33, 22/12/2010

HGĐT- Rau an toàn (người dân thường gọi là rau sạch) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người về trước mắt và lâu dài, vì đây là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người.


Nhưng qua quá trình phát triển và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh ta đã bộc lộ một số mặt hạn chế đó là chưa hình thành cách trồng- kinh doanh- tiêu thụ rau an toàn một cách hợp lý và khoa học, nói cách khác chúng ta chưa có mô hình sản xuất, kinh doanh rau an toàn, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Vậy đâu là những hạn chế của phương thức sản xuất rau an toàn hiện nay. Qua thực tế khảo sát tại các mô hình trồng rautập trung của tỉnh như xã Quyết Tiến (Quản Bạ) và phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang)... cũng như phương thức tiêu thụ rau an toàn trong thời gian qua đòi hỏi chúng ta cần phải giải quyết để tháo gỡ những mặt hạn chế cả trong định hướng và cơ chế, đó là:


Hiện nay chúng ta chưa có đủ chính sách hợp lý nhằm đảm bảo được lợi ích của người trồng rau an toàn. Người trồng rau mới chỉ được hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn. Nhưng hai khâu trọng yếu là đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) và đầu ra (khâu tiêu thụ) họ phải tự lo và phần lớn không ổn định, gặp nhiều rủi ro. Sản xuất rau an toàn phải vất vả, nghiêm ngặt về kỹ thuật sẽ làm giá thành rau cao hơn, phải đầu tư cơ sở vật chất lớn hơn nhưng giá bán lại như rau bình thường ở chợ dẫn đến không đảm bảo lợi ích về kinh tế nên người trồng rau không mặn mà gì với rau an toàn. Ngoài ra, người tiêu dùng không có cơ sở để tin tưởng rằng rau mình mua để tiêu dùng là rau an toàn nhưng giá lại cao hơn rau bình thường ở chợ, vì họ không phân biệt được rau an toàn và rau bình thường, chưa có cơ quan chức năng đủ thẩm quyền chứngnhận chất lượng của rau an toàn. Vì vậy, người tiêu dùng cũng không mặn mà gì với rau an toàn, mặc dù họ rất muốn có rau an toàntiêu dùng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho chính mình và gia đình. Và cho đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta nói chung, thị xã và các thị trấn huyện nói riêng chưa có đại lý hoặc cửa hàng có đủ uy tín và thẩm quyền để bán rau an toàn cho người tiêu dùng. Trong thời gian qua, phần lớn các chương trình, dự án, đề tài phát triển rau an toàn của các cơ quan, các ngành, các cấp đều sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước, tạo nên tâm lý ỷ lại của người nông dân, chủ đầu tư (các chương trình và cán bộ chỉ đạo) không bị ràng buộc về kinh tế với hiệu quả của dự án và cũng không có lợi ích gì lớn từ dự án. Từ đó dẫn đến hết tiền thì hết chương trình, hết trồng rau an toàn. Đa phần các dự án chỉ hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn mà chưa tổ chức sản xuất rau an toàn theo qui mô thu mua và tiêu thụ rau an toàn như thế nào? Hơn nữa,chưa tạo được cơ chế xã hội hoá trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn với sự liên kết giàng buộc của nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và người tiêu dùng. Do vậy, thiếu sựgắn kết giữ sản xuất- quản lý- tiêu thụ, thiếu cộng đồng trách nhiệm, cộng đồng lợi ích trong sản xuất, kinh doanh rau an toàn .


Trên đây là những vấn đề hạn chế trong sản xuất và kinh doanh rau an toàn hiện nay trên địa bàn tỉnh ta. Vì vậy, để có mô hình sản xuất, kinh doanh rau an toàn đạt hiệu quả, bền vững trong cuộc sống, được mọi người dân tin tưởng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong cộng đồng xã hội, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết đồng bộ những mặt hạn chế nêu trên.


PHẠM VĂN PHÚ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tỉnh đoàn Hà Giang đẩy mạnh công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên, vị thành niên
HGĐT- Thanh niên Hà Giang chiếm khoảng 30% dân số và 60% lực lượng lao động của tỉnh. Cùng với khó khăn chung của tỉnh, ĐVTN Hà Giang đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đối tượng được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS còn thấp.
22/12/2010
Rộn ràng tình nguyện Giáng sinh
Giáng sinh cũng là thời điểm nhiều bước chân tình nguyện lên đường với chung mong ước mang chút ấm áp đến những cuộc đời còn nhiều khó khăn.
22/12/2010
Bế mạc Festival Thanh niên, sinh viên thế giới: 'Salakhahle' Việt Nam
'Salakhahle' là lời tạm biệt thân tình bằng tiếng địa phương Nam Phi được bạn bè quốc tế dành cho thanh niên Việt Nam để lại hình ảnh đáng nhớ tại Festival Thanh niên & sinh viên thế giới lần thứ 17 (Festival) ở thủ đô Pretoria (Nam Phi) diễn ra trong gần 10 ngày qua.
21/12/2010
Ở nơi “đá núi... cúi đầu”
HGĐT- Lên Mèo Vạc mùa này, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy một bầu trời đặc quánh sương,từng dãy núi đá tai mèo dựng đứng, hứng cái lạnh tái tê ngả mầu xậm tối, héo mòn, quạnh quẽ. Ở nơi thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nước không đủ làm xanh cây rừng, có những người lính cần mẫn gùi từng nắm đất, xây từng mét vuông vườn để trồng rau, chăm chút từng chậu cây cảnh trong khuôn
20/12/2010