Côn Đảo không xa
HGĐT- MỖI NGƯỜI DÂN VIÊT NAM TỪ GIÀ TỚI TRẺ HÔM NAY KHÔNG AI KHÔNG BIẾT ĐẾN CÁI TÊN CÔN ĐẢO, BỞI CÔN ĐẢO - MỘT HÒN ĐẢO THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, NẰM Ở BIỂN ĐÔNG, PHÍA ĐÔNG NAM CỦA TỔ QUỐC VIÊT NAM, SUỐT 113 NĂM QUA, (TÍNH ĐẾN NGÀY CÔNĐẢO ĐƯỢC GIẢI PHÓNG NGÀY 1.5.1975 ), DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CAI QUẢN CỦA CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ, ĐÃ GIAM CẦM, ĐÀY ĐOẠ HÀNG CHỤC VẠN CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG VÀ NGƯỜI YÊUNƯỚC THUỘC NHIỀU THẾ HÊ VIÊT NAM, HÀNG VẠN NGƯỜI ĐÃ NGÃ XUỐNG... NƠI ĐÂY ĐÃ TRỞ THÀNH "ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN" KHÉT TIẾNG. NHƯNG CŨNG CHÍNH NƠI ĐÂY- CÔNĐẢO ĐÃ THỂ HIÊN SÁNG NGỜI CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CAO CẢ, CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG VIÊT NAM, KIÊN TRUNG, BẤT KHUẤT... CỦA CÁC CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC, YÊU GIỐNG NÒI. CÔN ĐẢO ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH MỘT TRƯỜNG HỌC LỚN CỦA CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG CHO CÁC THẾ HÊ VIÊT NAM HÔM NAY VÀ MAI SAU.ĐỒNG THỜI CÔN ĐẢO SẼ TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG HÒN NGỌC CỦA TỔ QUỐC.
Một góc nhà tù chuồng cọp thời Mỹ, Ngụy - Mô phỏng cảnh tra tấn người tù. Ảnh: TUYẾT MINH |
Quá khứ- vùng đất “ Địa ngục trần gian”
Đường ra Côn Đảo hôm nay đã thuận lợi rất nhiều, bạn có thể đi bằng tàu thuỷ từ thành phố Vũng Tàu dài 190 km, hết khoảng 13 giờ đồng hồ. Nếu đi máy bay của hãng hàng không Việt Nam Airlines từ thành phố Hồ ChíMinh cách 230 cây số, chỉ mất 45 phút.
Chúng tôi đáp máy bay ra Côn Đảo vào một sáng đẹp trời những ngày đầu tháng 12.2010, trên chuyến bay có cả một số khách nước ngoài là Pháp, Mỹ v.v...Côn Đảo bây giờ đang là mùa gió chướng, mặt biển không bình yên. Nhưng từng tốp thuyền đánh cá, vận tải vẫn lướt sóng ra khơi. Từ trên máy bay nhìn xuống, Côn Đảo trông giống như một con gấu lớn đang giơ chân chồm về phía trước khát khao tự do, lưng quay về đất liền. Cả Côn Đảo nét chủ đạo là một màu xanh của núi rừng, màu xanh của cây do con người trồng nhiều năm qua theo những con đường,trong các khuôn viên, xen lẫn với những dãy phố lớn, mái đỏ tươi và màu xanh của biển. Những đợt sóng xô bờ đảo lớn và các đảo nhỏ tạo thành đường viền trắng xoá trông như một nhành hoa sắc màu xoè nở khổng lồ của thiên nhiên ban tặng. Đến khi chạm chân xuống sân bay Côn Đảo, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi:Côn Đảo bình yên, đẹp tuyệt vời.
Từ sân bay về huyện lỵ Côn Đảo khoảng 9 cây số, con đường ô tô trải nhựa chạy uốn lượn, lúc lên dốc, khi xuống thung theo những cánh rừng cây lúp súp ven đảo thật thơ mộng. Nơi mà chúng tôi đến thăm đầu tiên là nhà Bảo tàng Di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo. Một người con gái nhỏ nhắn, có khuôn mặt xinh xắn, tính tình cởi mở, giọng nói miền Trung dễ thương, tên là Hiền- nhân viên bảo tàng Di tích lịch sử CM Côn Đảo ra đón khách. Biết chúng tôi là nhà báo, các anh chị nhà bảo tàngnói rất vui, cởi mở: Côn Đảo chúng emsắp lại được lên báo rồi. Ở đây nhà báo đến ít lắm.Hôm nay được gặp các anh chúng em như được tặng quà!
Nhà bảo tàng Di tích lịch sử CM Côn Đảo hôm nay, trước đây là nơi ở và làm việc của 53 tên chúa đảo suốt 113 năm qua (từ 1862- 1975), trong đó có 39 đời chúa đảo là người Pháp, 14 đời chúa đảo là người Việt. Từ sau ngày giải phóng, nhà chúa đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích lịch sử Côn Đảo. Với một không gian trưng bày lưu niệm về di tích Côn Đảo không lớn, nhưng các hiện vật và những dòng chữ chú dẫn, trưng bày, đồng thời qua lời thuyết minh giới thiệu của Hiền, chúng tôiđược thấy sống lại cả một thời gian dài hơn một thế kỷ ở Côn Đảo, dưới ách đô hộ, cai trị của chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với bao đau thương , chết chóc điêu tàn. Nhưng đồng thời cũng sáng ngời lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các thế hệ chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt
Theo chân anh Nguyễn Văn Hải, cán bộ hướng dẫn viên Ban quản lý di tích lịch sử Côn Đảo, quê ở Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, tình nguyện ra Côn Đảo làm việc từ năm 2008. Qua giới thiệu của anh và tìm hiểu, chúng tôi được biết, hệ thống nhà tù Côn Đảo qua hai thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã xây dựng tổng cộng 127 phòng giam, 44 xà lim, 504 phòng “Biệt lập chuồng cọp”. Bên cạnh đó còn có các sở tù đày ải người tù làm lao dịch khổ sai, nhằm giết dần, giết mòn người tù; đồng thời phục vụ các mặt đời sống cho bộ máy hành chính của địch. Các trại giam thời Pháp có 3 Banh chính và một Banh phụ... ở chuồng cọpcó 120 phòng biệt giam, chia làm 2 khu, bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa , giành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù( ném vôi bột, dội nước bẩn, phân bò lên đầu người tù). Có nhiều tù nhân sức yếu không chụi nổi, chỉ sau một đêm đã chết. Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che (còn gọi là phòng tắm nắng), là nơi dùng để hành hạ , phơi nắng, phơi mưa người tù và lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn; đặc biệt là đối với các chiến sĩ cách mạng bị tù là phụ nữ... vệ sinh cá nhân tại chỗ giam chật hẹpchỉ có 3m2, chứ đến 5-7 người.Qua lời giới thiệu của anh Hải, được tận mắt chứng kiến những nhà hầm, công cụ tra tấn và cả những hình ảnh mô phỏng các chiến sĩ cách mạng của chúng ta bị chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hành hạ tra tấn, chúng tôi không cầm nổi nước mắt. Nhiều người tù bị chúng rắc vôi bột lên đầu, sau đó dội nước vào người dẫn đến mù cả mắt, lở loét thân thể... Có nhiều tù nhân khi thân thể đã kiệt quệ vẫn bị chúng lôi ra “phòng tắm nắng”, bốn , năm tên cai ngục thằng giữ chân, thằng giữ tay, thằng đá vào bụng, mặt, thằng bẻ chân... vì không chào cờ địch, không khai báo tổ chức cách mạng, không nói xấu chế độ cộng sản vv... Trên thế gian này có lẽ không nơi nào người tù lại bị tra tấn, đánh đập bằng mọi thứ nhục hình như ở Côn Đảo. Các trị giam thời Mỹ – nguỵ, nơi chuồng cọp kiểu Mỹ cũng giống như của thực dân Pháp nhưng được cải tiến phòng giam và cách tra tấn người tù thâm hiểm, độc ác, bao gồm 5 trại với 384 phòng biệt giam chia làm 4 khu, mỗi khu có hai dãy, mỗi dãy 48 phòng. Anh Bùi Tấn Công, cán bộ hướng dẫn viên quê ở Trà Vinh, năm nay 32 tuổi,ra công tác ở Côn Đảo từ năm 1982, cho biết: Đây là phòng giam tập thể và nhóm đặc biệt bằng bê tông, có bệ nằm, người tù phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp…Các nhà tù trên đều có một hệ thống cùm chân người tùhàng loạt, tại chỗ,liên hoàn bằng sắt phi khoảng 25, 26 có rãnh xoắn, người tù chỉ cần quậy cựa chân là có thể sứt da, chảy máu...
Đến Côn Đảo, chúng tôikhông thể không đến Nghĩa trang Hàng Dương, nơi đây đã yên nghỉ của hàng chục vạn các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ suốt 113 năm. Chính vì vậy trước khi ra thăm đảo, chúng tôiđã mua quả, tiền vàng và hai bó hoa từ trong đất liền.Một bó để kính viếng hương hồn các anh hùng liệt sĩ và những người yêu nước tại Đài tưởng niệm Trung tâm; và một bó hoa huệ trắng muốt thơm hương để kính viếng hương hồn nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. Nghĩa trang Hàng Dương rộng khoảng 20 ha, được khởi công xây dựng, tôn tạo tháng 12 năm 1992 gồm 4 khu; Khu A có 688 ngôi mộ,(có 7 mộ tập thể), trong đó 598 mộ khuyết danh, chỉ có 90 mộ có tên. Đa số các phần mộ từ năm 1945 về trước. Nơi đây có ngôi mộ của liệt sĩcách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Khu B gồm có 695 mộ, (có 17 mộ tập thể); trong đó 419 mộ khuyết danh, 267 mộ có tên. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến năm 1960. Nơi đây có mộ của nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu- người con gái xã Long Mỹ,Đất đỏ, Tỉnh Bà Rịa trước đây. Khu C gồm 373 mộ( có 1 mộ tập thể), trong đó 332 mộ có tên, 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến năm 1975. Khu D gồm 156 mộ, trong đó 14 mộ có tên, 142 mộ khuyết danh. Khu này qui tập những nấm mộ từ Hòn Cau, Hàng Keo và rải rác từ nhiều nơi khác về.Nghĩa trang Hàng Dương thật đầy gió, cát , phi lao và biển hoà quyện, gào thét đêm ngày. Nêú ai đó yếu bóng vía, đến nơi đây, chỉ nghe tiếng rít của phi lao, nghe tiếng gào thét của sóng biển, gió cuốn cát tung bụi bay tả tơi, và hàngvạn ngôi mộ được đắp lên nằm đó, cát, gióquấn quýt từng ngày, từng ngày... Rồi còn hàng ngàn những con người vô danh vẫn còn nằm rải rác dưới phần đất kia, chưa được chôn cất, ghi danh... bạn có thể run... Người quản trang Nghĩa trang Hàng Dương nói với chúng tôi: Các anh hãy bước nhẹ bàn chân, kẻo dướilòng đất kia có thể là chỗ yên nghỉ của các chiến sĩcách mạng và đồng bào yêu nước qua nhiều thế hệ bị tù đày ngã xuống... Được người dân ở đây kể lại, Anh hùng liệt sĩ Võ thị Sáurất thiêng, trước đây các ngôi mộ ở Hàng Dương chưa được qui tụ, qua tháng năm gió, cát, bão mưa , rất nhiều ngôi mộ bên cạnh chị Sáu bị sạt lở đến lộ cả xương cốt ra, nhưng mộ chị Võ Thị Sáu , cỏ vẫn xanh, nền mộ vững chắc, ngày như càng to hơn. Nhiều tên cai ngục ở Côn Đảo bán tín bán nghi ra tận nơi ngó, thấy lạ, rồi cũng phải ngậm lòng. Bọn chúng không cấm được người dân ở đây ra chăm sóc mộ chị Sáu. Có nhiều người là vợ cai đảo, vợ lính cai ngục cũng đêmđêm ra mộ chị Sáu để sửa sang, vun đắp, cầu nguyện theo tâm linh mong cho chồng đừng gây thêm tội ác với đồng bào mình. Chuyện tỉnh Trưởng Côn Sơn (Côn Đảo ngày nay) - Thiếu tá Tăng Tư và vợ là Phùng Thị Điểm,năm 1964 mặc dù ở bên kia chiến tuyến với cộng sản, nhưng rất khâm phục tinh thần kiên cường, bất khuất, anh dũng của các chiến sĩ cách mạng, đặc biệt là đối với linh thiêng của Liệt sĩVõ Thị Sáu, ông đã cùngcùng với vợ bí mật làm một tấm bia mộ bàng đá quý, chuyểntừ đất liền xuống tàu quân sự ra Côn Đảo, đêm đến tự ông lái xe cùng vợ gắn tấm bia có khắc tên chị Võ Thị Sáu vào mộ người nữ Anh hùng. ít thời gian sau, có một tên khét tiếng gian ác, cai ngục trên đảo phát hiện, chỉ huy một bọn dùng búa đập nứt tấm bia trên mộ chị Sáu( nay vẫn còn). Sau đó ít ngày, tên chỉ huy kia bị chết “bắt đắc kỳ tử”, những tên khác bỗng nổi khùng, điên loạn... Bọn cai đảo hết sức bàng hoàng mà không lý giải nổi điều gì.
Côn Đảo, ngoài chứng tích những nhà tù, chúng tôi còn gặp được rất nhiều địa danh với những cái tên Cầu Ma Thiên Lãnh, Cầu tàu lịch sử 914, Bãi sọ người vv...- nơi đây đã có hàng ngàn người ngã xuống, do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bắt người tù đi làm lao dịch, khổ sai...xây dựng các công trình cho chúng...
Mỗi một nắm đất ở Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo “là một dấu tích của bao sự kiện đấu tranh cách mạng với một liệt sĩ,mỗi thời kỳ đấu tranh”.
Côn Đảo - Hà Giang 12.2010
(Tiếp kỳ sau: Côn Đảo hòn ngọc ngày mai)
Ý kiến bạn đọc