Côn Đảo hòn ngọc ngày mai
(Tiếp theo kỳ trước)
HGĐT- Là quần đảo có 16 hòn đảo lớn nhỏ, Côn Đảo theo sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là Côn Lôn, nhưng cả quần đảo này thường gọi là Côn Đảo. Năm 1977, Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Từ sau ngày giải phóng, tháng 5. 1975 Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo. Tháng 1.1977 Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Tháng 5.1979, quận Côn Đảo – thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.Tháng 10 .1991 đến nay, huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Côn Đảo hiện nay duy nhất cả nước là một huyện có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn dân cư. Tính đến đầu năm 2010, huyện Côn Đảo có khoảng 6.300 người, thuộc 10 khu dân cư. Thị trấn Côn Đảo có độ cao trung bình so với mực nước biển khoản 3 mét, chiều dài từ 8-10 km, chiều rộng từ 2- 3 km. Một mặt trông ra biển, ba mặt là núi vây quanh. Có thể nói thị trấn Côn Đảo là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội... của huyện Côn Đảo.
Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND huyện Côn Đảo, ông Bùi Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2010- 2015, quê ở Củ Chi,nói: Do đặc thù địa hình, khí hậu,tiềm năng... và những vấn đề lịch sử để lại... Côn Đảo đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH... Nhiều năm qua, Côn Đảo được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,KT-XH của Côn Đảo đã có sự chuyển mình tích cực, theo nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Đời sống của cán bộ và nhân dân trong đảo từng bước đựợc nâng lên; các lĩnh vực an ninh, quốc phòng đựợc chú trọng và xây dựng vững mạnh, tạo được lòng tin của nhân dân. Riêng năm 2010 về lĩnh vực kinh tế, tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành ) đạt 131,16 tỷ đồng, bằng 107,69% kế hoặch năm, tăng 22,4% so cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - du lịch là 79,96%; công nghiệp - xây dựng 11,38%; nông nghiệp 8,66%... Trong sản xuất công nghiệp, giá trị thực hiện ước đạt 56,1 tỷ đồng , đạt 175,3% kế hoạch, tăng 58,9% so cùng kỳ. Các sản phẩm công nghiệp như điện thương phẩm đạt 7.035 ngàn kW; nước máy thương phẩm đạt 767 ngàn m3; đá xây dựng đạt 17 ngàn m3; gạch viên đạt 402 ngàn viên, nhìn chung các chỉ tiêu trên đều vượt kế hoặch năm.
Tìm hiểu về hoạt động trên đảo, chúng tôi được biết, huyện Côn Đảo chủ yếu doanh thu về thương mại và dịch vụ, năm 2010 ước thực hiệnđạt 494,5 tỷ đồng, bằng 120,6% kế hoạch năm, tăng 23,23% so cùng kỳ, trong đó doanh thu thương mại đạt 350 tỷ đồng, bằng 116,67% kế hoạch năm, tăng 19, 86%, các mặt hàng chủ yếu là lương thực, thực phẩm, nhiên liệu vv... Bên cạnh đó, doanh thu của ngành dịch vụ cũng khá cao. Năm 2010 ước tổng thu từ các ngành dịch vụđạt 144,5 tỷ đồng, bằng 131,4 % kế hoạch, tăng 32,6% so cùng kỳ. Trong đó từ dịch vụ du lịch đạt 54 tỷ đồng, bằng 216% kế hoạch. Năm nay khách du lịch đến Côn Đảo đạt 38 ngàn lượt người, tăng 55,1% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 4 ngàn lượt người, tăng 81,82% so cung cùng kỳ. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 172,65 tỷ đồng... Phần nào đã giải thích cho câu hỏi của chúng tôi, vì sao Côn Đảo phải nhập hàng hoá từ bên ngoài vào chiếm đến 90%, với giá cả sinh hoạt tại đây rất đắt đỏ: một mớ rau bằng cổ tay phải mua đến 20 ngàn đồng; 1kg thịt gà hơi từ 130- 150 ngàn đồng; 1kg thịt lợn từ 90-110 ngàn đồngv.v... Hay với một m2 xây dựng cũng cao hơn gấp đôi trở lên so với trong đất liềnv.v... Vậy mà cấp uỷ, chính quyền huyện Côn Đảovẫn ổn định được đời sống sinh hoạt của cán bộ và nhân dân... Đặc biệt là thu hút được các dự án đầu tư vào Côn Đảo như: Dự án ResortĐất Dốc với số vốn đầu tư 38 triệu USD, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động cuối năm 2010. Dự án nâng cấp khu du lịch của công ty Cổ phần du lịch nghỉ dưỡng A vốn đầu tư 30 tỷ đồng, đã đưa vào hoạt động một phần... Dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Bến Đầm với diện tích đất 72.000m2 do Công ty TNHH Việt – Nga đầu tư đang được triển khai... Bên cạnh đó doanh thu của một số ngành như: Bưu chính - Viễn thông thực hiện 17,5 tỷ; dịch vụ vận tải đạt 20 tỷ; Ban quản lý cảng Bến Đầmvận chuyển được 40 ngàn lượt khách, tuy còn thấp nhưng đã nói lên sự cố gắng rất lớn vượt mọi khó khăn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Côn Đảo không cam chịu nghèo khó, lạc hậu... Đặc biệt lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Côn Đảo, do thực tế khách quan..., cơ cấu kinh tế rất ít, tổng cộng giá trị năm2010 chỉ đạt trên 30 tỷ đồng. Nhưng huyện Côn Đảo đã biết phát huy nội lực kết hợp với ngoại lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khai thác đúng thế mạnh, nên vẫn đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm v.v...phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội...
Chúng tôi đến thăm khu Bảo tồn Vườn Quốc gia Côn Đảo, anh Huỳnh Văn Hùng, Trưởng phòng, quê ở Long An đã ra công tác ở Côn Đảo 16 năm, hiện đang đang cùng vợ sống ở đây, cho biết: Côn Đảo thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, trong đó có bảo vệ các phân khu Chức năng Biển, Vườn Quốc gia Côn Đảo. Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình ở đây hằng năm là 26 độ C, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Vườn Quốc gia Côn Đảo là một trong 3 vườn Quốc gia trên biển của Việt
Về lĩnh vực văn hoá, xã hội, năm học 2009- 2010, huyện Côn Đảo tỷ lệ xét tuyển tốt nghiệp THCS đạt 98%, xét tuyển tốt nghiệp THPT đạt 100%. Các cấp học chất lượng giáo dục và nền nếp học sinh ngày càng được nâng lên. Bậc Mầm non thực hiện chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt. Bậc tiểu học hoàn thành các tiêu chí để đề nghị đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Năm học 2010- 2011, học sinh tất cả các bậc học đều đạt tỷ lệ đến trường 100% trở lên. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; học sinh tích cực, lớp học thân thiện được đẩy mạnh, tạo được các phong trào thi đua cao. Điều đáng trân trọng là công tác khám chữa bệnhvà điều trịtrong năm được 12.400 lượt người, tuy chỉ có một trung tâm quân dân y với 6- 7 bác sĩ... nhưng chú trọng công tác kiểm tra, chủ động phòng, chống dịch bệnh trong nhân dân được thường xuyên, hạn chế được dịch bệnh.Các hoạt động thông tin, thể thao, văn hoá, văn học, nghệ thuật... được chú trọng, khơi dậy được bản sắc văn hoá và truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc; nhân rộng được nhân tố mới , điển hình tiên tiến, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh trong nhân dân; bảo đảm trật tự trị an và an toàn xã hội...vv.
Đến Côn Đảo chúng tôi được chứng kiến công tác trật tự, trị an, an toàn xã hội... rất tốt. Nơi nhà hàng, bãi tắm, khu du lịch, chợ v.v... các phương tiện giao thông của khách và kể cả tư trang thông dụng... không cần người trông coi nhưng không bị mất cắp. Tình trạng cờ bạc, nghiện hút, mại dâm trá hình... không có. Một môi trường thật sự trong lành, hiền hoà và thân thiện như chất của người dân ở Côn Đảo. Các lĩnh vực công tác khác như lao động, thương binh, xã hội , cấp uỷ, chính quyền huyện Côn Đảo rất quan tâm chú trọng. Hàng năm vàodịp kỷ niệm các ngày lễ hoặc công việc đột xuất, các đồng chí lãnh đạo huyện, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội... đều đi thăm hỏi, động viên và tặng quà, trợ cấp các gia đình, những người thuộc diện chính sách, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Huyện Côn Đảo xây dựng chính sách trợ cấp Tết cho các đối tượng là sinh viên người dân tộc thiểu số. Cấp phát tiền cho sinh viên người dân tộc thiểu số của huyện đang theo học các trường đại học, cao đẳng... Hỗ trợ kinh phí cho bệnh nhân nặng chuyển viện bằng máy bay và trợ cấp khó khăn đột xuất cho những trường hợp khó khăn, hoạn nạn... Hỗ trợ 50% giá vé tàu cho người dân đi lại. Riêng về sử dụng điện phục vụ cho công tác, đời sống, sinh hoạt, năm qua huyện Côn Đảo trợ giá cho cán bộ và nhân dân 22 tỷ đồng...
Kỳ sau tiếp:
(Câu chuyện của những người dân ở Đảo)
Ý kiến bạn đọc