Chuyện của những người ở Đảo
HGĐT- Trong chuyến đi thăm một số di tích vùng ven Côn Đảo, chúng tôiđi xe ôm, được anh Nguyễn Văn Hoà, 34 tuổi, một người lái xe ôm hiền lành, nhiệt tình, cởi mở, quê ở An Giang, hiện nay trú tại khu 8, cùng vợ mới ra Côn Đảo lập nghiệp đầu năm 2010, dẫn đường.
Được anh Hoà chỉ dẫn, chúng tôi vào thăm một gia đình ở sát chân núi, chủ nhân là ông Trần Hữu Kỳ, năm nay đã 79 tuổi, quê ở Quảng Nam và vợ là bà Cao Thị Tạo quê ở thành phố Hồ Chí Minh, gần70 tuổi. Ông Kỳ đi lính chế độ Nguyễn Văn Thiệu được điều ra Côn Đảo năm 1963. Ông có 2 con riêng, sau đó lấy bà ở Côn Đảo nhưng bà không có con. Ông Kỳ đóng quân ở Côn Đảo cho đến khi Côn Đảo được cách mạng giải phóng.Sau giải phóng, ông Kỳ đi cải tạo về rồi sống cùng bà. Giờ hai ông bà ở riêng, tuổi đã cao, ông bệnh tật đau yếu, gia đình nghèo.Ông Kỳ cuối tháng 11 .2010 được Bộ độiCôn Đảo cùng chính quyền khu dân cư và bà con xây dựng cho ngôi nhà xây Đại đoàn kết trị giá trên 60 triệu đồng. Hôm chúng tôi đến nhà ông, căn nhà vẫn thơm mùi vôi mới,có nhiều người vào ra đến chúc mừng. Trên bàn thờ Tổ gia đình vẫn khói hương thơm ngát. Biết chúng tôi là nhà báo ngoài Bắc vô, vợ ông mừng quấn quít, chạy vào nhà trong mời ông Kỳ ra nhà ngoài đón khách. Mấy người hàng xóm cũng nán lại chơi cùng chúng tôi chuyện trò... Ông Kỳ cảm động rơi nước mắt. Ông chỉ lập bập vài câu : Cảm ơn chính quyền cách mạng, cảm ơn bộ đội và bà con đã cưu mang để tôi có nơi ăn chốn ở, có nơi thờ Tổtiên. Giờ có chết cũng yên lòng. Những việc làm đầy trách nhiệm và cao hơn là nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền huyện Côn Đảo với nhân dân, không chỉ có gia đình ông Kỳ, mà hàng chục gia đình trong huyện có hoàn cảnh còn nghèo hoặc khó khăn đột xuấtđã được giúp đỡ cưu mang, đặc biệt là các đối tượng gia đình chính sách, ...thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào nơi hải đảo xa xôi, cách trở, khó khăn của Tổ quốc. Thông qua đó nhân dân Côn Đảo càng củng cố lòng tin yêu vớiĐảng, Bác Hồ, quyết tâm vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng Côn Đảo ngày càng giàu, đẹp, vững mạnh.
Tình cờ chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Ngọc Lý 49 tuổi, người con gái khu Ba Đình -Hà Nội, theo ba vào miền Nam sau giải phóng, rồi lấy chồng quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu, ra đảo năm 1998cùng anh trai kinh doanh là chủ khách sạn Anh Đào ở trung tâm thị trấn Côn Đảo. Đất lành chim đậu, vợ chồng chị Lý ở lại Côn Đảo luôn cho tới nay. Anh chị Lý có 6 người con (4 trai, 2 gái). Gia đình chị đã khai hoang đất rừng, ruộng... vài ha để trồng rau, màu, chăn nuôi, trồng hoa các loại, có cả hoa từ Đà Lạt đem ra đảo trồng rất đẹp.v.v... Với công việc nhà nông như thế, anh chị nuôi các cháu đến nay đã trưởng thành, 5 cháu đều học hết lớp 12, học trung cấp, cao đẳng, 1 cháu hiện đang học THPT. Vài năm nay gia đình chị Lý doanh thu từ các công việc trên bình quân mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Chị tâm sự: ở Côn Đảo tuy xa xôi, nhưng em đã quen rồi . Mảnh đất ở đây rất quý và thương người nên Côn Đảo bây giờ có rất nhiều người ở các tỉnh không chỉ ở miền Nam đến mà còn có cả miền Bắc ra ở. Ai ở đây cũng thấy khoẻ mạnh, ít ốm đau, có lẽ các anh hùng liệt sĩ cách mạng đã linh thiêng phù hộ nhân dân. Có lẽ là vậy, nên gia đình chị cũng như nhiều gia đình ở Côn Đảo làm ăn rất thuận lợi, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều gia đình lập bàn thờ liệt sĩ Võ Thị Sáu (Bà con thường gọi với cái tên kính trọng yêu quý – Cô Sáu) .
Theo đánh giá của đồng chí Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo thì đến nay huyện không có hộ đói, số hộ nghèo ít lắm. Huyện thực hiện tốt chương trình giảm nghèo của tỉnh Bà Riạ - Vũng Tàu có hiệu quả, giảm tỷ lệ hộ nghèo chuẩn của tỉnh dưới 1%, chuẩn Quốc gia dưới 0,5%. Tuy vậy, Côn Đảo vẫn là một huyện có tính đặc thù và còn nhiều khó khăn chủ yếu bởi giao thông, phương tiện ra vào đất liền chưa được thuận lợi, chỉ bằng đường biển và hàng không. Các loại hình dịch vụ còn đơn điệu chưa thu hút được khách du lịch đến lưu trú dài ngày. Đặc biệt chất lượng khám và điều trị bệnh hiện tại chưa đáp ứng nhu cầuthực tế, cũng như chưa phát huy hiệu quả sử dụng các trang thiết bị y tế như mong muốn. Hiện tại có tới 9 nhà văn hoá tại 10 khu dân cư được xây dựng tạm bằng vật liệu nhẹ; thiếu trang thiết bị, thiếu kinh phí hoạt động ... ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá cộng đồng.v.v...
Nói về định hướng phát triển kinh tế chủ yếu cho những năm tiếp theo ở Côn Đảo, ông Chủ tịch UBND huyện côn Đảo, Bùi Văn Bình cho biết: Tỉnh uỷ Bà Riạ – Vũng Tàu đã có Nghị quyết 09 tháng 10. 2009Về xây dựng và phát triểnCôn Đảo đến năm 2015, có tính đén năm 2020. Huyện Côn Đảo xác định cơ cấu kinh tế những năm 2011 - 2015 là: Du lịch-Dịch vụ- Công nghiệp, theo Nghị quyết lần thứ VIII Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2011- 2015 đề ra. Đẩy mạnh khai thác các dự án trên địa bàn, nhất là các dự án về du lịch đã được phê duyệt. Tăng cường phát triển các ngành dịch vụ khác phục vụ cho ngành du lịch để từng bước đưa Côn Đảo trở thành khu du lịch – dịch vụ chất lượng cao. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm CN- TTCN Bến Đầm sau khi qui hoặch chi tiết 1/ 500 được phê duyệt...Chú trọng xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải để bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước để phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, bảo đảm điều kiện sống cộng đồng dân cư. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Côn Đảo còn có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn nổi tiếng, người dân ở đây kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện truyền thuyếtthật hấp dẫn, huyền thoại như: Chuyện Hòn Cau và bãi Đầm Trầu, na ná như truyện Nàng Tô Thị ở ngoài Bắc, một chuyện tình buồn thảm, bi kịch giữa chàng Cau và cô gái xinh đẹp, dịu hiền, khi biết ra thì lại chính là hai anh em ruột cùng cha khác mẹ... Truyền thuyết Hòn Tài, Hòn Trác, thật thương cảm, bi kịch cho số phận của hai anh em ruột quá giống nhau, trong bối cảnh đất nước bị đô hộ, họ xa cách nhau, rồi có ngày gặp lại. Người chị dâu xinh đẹp nhưng đa tình đã làm cho người em bối rối, khó xử. Cuối cùng người em phải trốn đi trong nỗi lo sợ, đắng cay. Người anh đi tìm nhưng chẳng bao giờ gặp được nhau tuy ở gần nhau,vì họ đã hoá thành hòn đảo Trác,hòn đảo Tài ngày nay giữa biển khơi. Chuyện về Hòn Bà, Cậu Côn Lôn, nói về nàng Phi Yến xinh đẹp, thông minh tài giỏi - Vợ thứ của Chúa Nguyễn Ánh. Khi bị quân Tây Sơn đánh duổi , Chúa Nguyễn chạy ra Côn Đảo, rồi có ý dịnh đưa Hoàng tửHội An (Hoàng tử Cải, con trai Nguyễn Ánh lúc đó 4 tuổi) tháp tùng cùng linh mục Bá Đa Lộc, sang Pháp làm con tin, cầu viện Pháp giúp Chúa cung cấp quân đội, vũ khí đánh lại quân Tây Sơn. Bà Phi Yếnđã can ngăn Chúa Nguyễn không nên mời Pháp vào giúp đánh quân Tây Sơn, vì đó chỉnhư là chuyện trong nhà, làm như thế sau này tiếng nhục để đời... với tội: Cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ.Lời căn ngăn trên, Chúa Nguyễn không những chẳng nghe mà còn nổi giận sai quân đem giam Bà vào một hang sâu ngoài đảo, rồivề sau Bà tuẫn tiết.Còn Hoàng tửCải bị Chúaném xuống biển khơi trong lúc Chúa Nguyễn cùng đoàn tuỳ tùng bị quân Tây Sơn truy đuổi ngoài đảo... Hai Mẹ , Con trước khi chết do Chúa Nguyễn gây ra chẳng gặp được nhau. Bây giờmiếu An Sơn trên đảo thờ Bà Phi Yến và con trai là hoàng tử Cải vẫn được nhân dân hương khói , lễ Giỗ trang trọng...Ngoài ra còn có các Bãi Đầm Trầu, Bãi Ông Đụng, Bãi Nhất, Bãi tắm An Hải, Bãi tắm Lò Vôi, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bà, Hòn Tre Lớn vv...
Côn Đảo theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội năm 2011 và những năm tiếp thễo phát triển bổ sung công suất ngành điện; xây dựng, bổ sung một số hạng mục công trình để tăng công suất nhà máy nước 5000m3 nước ngày trở lên... Qui hoặch, xây dựng dự án bảo vệ và phát triển 3 hồ nước ngọt trên đảo là hồ An Hải, hồ Quang Trung 1, hồ Quang Trung 2 với diện tích khoảng 3 ha, trữ lượng nước rất lớn, mà thiên nhiên ban tặng cho Côn Đảo. Côn Đảo đang tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước triển khai các dự án du lịch... Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia phát triển du lịch tư nhân... Phát huy thế mạnh khu Di tích Côn Đảo và vườn quốc gia Côn Đảo... Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phục vụ du khách, tạo công ăn, việc làm, nâng cao đời sông nhân dân... Khởi công xây mới cảng du lịch tại khu trung tâm... đáp ứngnhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân và du khách trên các tuyến từ đất liền ra đảo và ngược lại... đưa du khách đi tham quan, câu cá, lặn biển ở các hòn đảo nhỏ, các bãi san hô... Đặc biệt dự án xây dựng Công viên Phạm Văn Đồng đang làm thủ tụcđể triển khai thực hiện cùng nhiều dự án như xây dựng Đền thờ Côn Đảo khoảng 80 tỷ đồng.v.v...
Để làm được những mục tiêu đề ra, giữa lý luận với thực tế đang cần sự quyết tâm cao, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của Đảng bộ, chính quyền và quân dân huyện Côn Đảo, với những giải pháp tích cực, đồng bộ và quyết đáp. Song sự chỉ đạo và giúp đỡ kịp thời của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Riạ – Vũng Tàu, cùng các bộ, ngành chức năng ở Trung ương và Chính phủ là yếu tố quan trọng, quyết định với những cơ chế, chính sách phù hợp mang tính đặc thù của Côn Đảo, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất định Côn Đảo, không chỉ Anh hùng trong đấu tranh cách mạng mà không xa sẽ là vùng đất anh hùng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trở thành một trong những hòn Ngọc biển Đông của Tổ quốc Việt Nam.
Côn Đảo -Hà Giang, tháng 12. 2010.
Ý kiến bạn đọc