Chương trình giảm nghèo đã tạo bước đà quan trọng cho Hà Giang tiếp tục vươn lên trong những năm tới

18:03, 17/12/2010

HGĐT- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, tỉnh ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, góp phần tạo những nền tảng vững chắc để tiếp tục vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn trong những năm tới.


Nhân dịp tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo, phóng viên báo Hà Giang đã phỏng vấn đồng chí Sèn Chỉn Ly, Phó Chủ tịch UBND tỉnh:


PV: Kính thưa đồng chí Sèn Chỉn Ly, việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong 5 năm qua được tỉnh ta lãnh, chỉ đạo như thế nào?


 
 Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đ/c Sèn Chỉn ly: Ngay sau khi có định hướng của Chính phủ, tỉnh đã phê duyệt, ban hành Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành làm căn cứ bố trí ngân sách, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, với mục tiêu chung là xã hội hoá công tác giảm nghèo; tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo cụ thể đến tận xã, phường và thôn, bản. Hầu hết các huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề của Cấp uỷ về Giảm nghèo với những giải pháp phù hợp với từng địa phương đểthực hiện đạt hiệu quả.Trong quá trình thực hiện BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12 để tăng cường công tác lãnh đạo; UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ và phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả.


Về cơ chế, chính sách: Trên quan điểm xã hội hoá công tác giảm nghèo, từ ngân sách Trung ương, địa phương và huy động nguồn lực từ cộng đồng, tổ chức Quốc tế, các nguồn lực được chỉ đạo lồng ghép tập trung ưu tiên cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; tăng cường phân cấp cho cơ sở trong việc tổ chức và quản lý chương trình, gắn sự tham gia, giám sát của người dân với việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở; huy động ngân sách địa phương đầu tư theo cơ chế chính sách như Nghị quyết 30a đối với 2 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% thuộc huyện Vị Xuyên và Quang Bình, tạo điều kiện để 2 xã này thoát khỏi xã nghèo.


Ngoài ra, để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 05/3/2009, phê duyệt Phương án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 35 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Đồng thời, BTV Tỉnh uỷ đã phân công các đồng chí Tỉnh uỷ viên, các ngành và 90 doanh nghiệp đỡ đầu các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, giúp các xã tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát triển KT-XH, tập trung một số lĩnh vực trọng tâm là hỗ trợ xoá nhà tạm, hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng...; phát động phong trào ủng hộ giống gia súc nuôi luân chuyển, phản nằm và màn cho hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.


PV: Những kết quả cụ thể qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo và ý nghĩa của nó đối với quá trình phát triển KT – XH của tỉnh, thưa đồng chí?


Đ/c Sèn Chỉn Ly: Với sự nỗ lực của cả Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, qua 5 năm thực hiện, tỉnh ta đã đạt được những kết quả to lớn, các chỉ tiêu kế hoạch của chương trình giảm nghèo cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng số hộ nghèo nằm trong mục tiêu của chương trình là trên 151 nghìn hộ, đến cuối năm 2010 đã giảm xuống còn 15,13%. Qua các chính sách, dự án của chương trình, đã có 116.250 hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi, gần 7 nghìn hộ được hỗ trợ đất sản xuất; đã có 201.665 lượt người được hưởng lợi từ dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; 54.244 người nghèo được hỗ trợ học nghề. Qua dự án nhân rộng mô hình XĐGN, đã có gần 300 hộ nghèo tham gia, 9 mô hình được nhân rộng.Với các chính sách hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, tỉnh ta cũng đã thực hiện rất tốt, qua đó, việc cấp thẻ BHYT, thẻ KCB miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người dân các xã 135, việc hỗ trợ đối tượng cận nghèo mua TBHYT; các chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, cấp sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập cho học sinh nghèo đã thực sự góp phần quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục và chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, đã có hàng chục nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, trong đó có 21.437 hộ dân tộc thiểu số; hàng chục nghìn người được hỗ trợ nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh... Ngoài ra, qua 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo, cũng đã có hàng chục nghìn lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý, hàng nghìn lượt cán bộ làm công tác XĐGN được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Tỉnh ta cũng đã tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giám sát, hoạt động truyền thông, qua đó nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, dự án của chương trình...


Có thể nói, qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, kết quả đạt được đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của các xã đặc biệt khó khăn, đời sống nhân dân đã được cải thiện, nâng cáo đáng kể. Những kết quả đó sẽ tạo đà để Hà Giang tiếp tục vươn lên trong những năm tới.


PV: Xin đồng chí cho biết những định hướng cơ bản trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh những năm tới?


Đ/c Sèn Chỉn Ly: Theo kết quả tổng điều tra xác định hộ nghèo năm 2010 theo chuẩn mới (giai đoạn 2011 – 2015), toàn tỉnh ta có trên 63 nghìn hộ nghèo, trên 17 nghìn hộ cận nghèo. Trước thực tế còn nhiều khó khăn như vậy, trong thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo, tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển KT – XH, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tạo cơ hội để hộ nghèo, người nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, nâng cao thu nhập; đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, duy trì thành quả của công cuộc giảm nghèo, chống tái nghèo, đặc biệt đối với 6 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của tỉnh. Phấn đấu giảm bình quân mỗi năm 5% số hộ nghèo.


Để thực hiện được, các cơ chế chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, người nghèo cần tiếp tục được thực hiện và thực hiện thật tốt. Cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện chương trình theo hàng năm. Ngoài việc triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách chung, cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đặc thù đối với địa bàn khó khăn nhất. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện, các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đồng thời, cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng KT – XH đối với các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, thôn bản đặc biệt khó khăn... Ngoài ra, việc tiếp tục lãnh, chỉ đạo sát sao, sự “vào cuộc” quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, toàn thể người dân, đặc biệt vai trò của các hộ nghèo, người nghèo sẽ là những yếu tố quyết định để tỉnh ta thực hiện tốt mục tiêu XĐGN.


PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!


TRUNG THU (Thực hiện)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghị quyết 30a tạo bước đột phá cho các huyện nghèo
HGĐT- Chương trình xóa nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a là chương trình đầu tư hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh và tạo điều kiện để hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế. Một trong những chính sách đạt được kết quả đáng ghi nhận, đó là hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo.
17/12/2010
Hiệu quả dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
HGĐT- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện trên địa bàn tỉnh ta từ năm 2008. Mỗi năm Dự án thực hiện 3 mô hình tại 3 xã không thuộc Chương trình 135 giai đoạn II với khoảng 25 đến 50 hộ dân/xã tham gia. Nguồn kinh phí thực hiện mỗi mô hình là 500 triệu đồng do Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo hỗ trợ. Qua 3 năm thực hiện, với hình thức đầu tư trực tiếp,
17/12/2010
Côn Đảo hòn ngọc ngày mai
(Tiếp theo kỳ trước)HGĐT- Là quần đảo có 16 hòn đảo lớn nhỏ, Côn Đảo theo sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là Côn Lôn, nhưng cả quần đảo này thường gọi là Côn Đảo. Năm 1977, Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chính thức gọi tên là Côn Đảo. Côn Đảo có diện tích 76 km2. Do vị trí thuận lợi về giao thông hàng hải nối liền Á -Âu, từ thế kỷ
17/12/2010
Festival Sáng tạo trẻ toàn quốc: Chung sức bảo vệ môi trường
Sáng 14 - 12, hàng trăm thanh niên, sinh viên quốc tế tham dự Festival Sáng tạo trẻ toàn quốc do T.Ư Đoàn tổ chức ở Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Họ mang các đề tài, công trình khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao, đặc biệt là những sáng tạo bảo vệ môi trường.
16/12/2010