Giải pháp lao động - việc làm ở Xín Mần

17:30, 05/11/2010

HGĐT- Đào tạo nghề - hỗ trợ vốn - tạo cơ chế chính sách để các hộ nghèo, người lao động trên địa bàn có việc làm, có thu nhập đảm bảo đời sống là một trong nhiều cách làm ở Xín Mần hiện nay.


Đối tượng được xác định cho sự phát triển là thanh niên, người lao động trong mọi độ tuổi kể cả khi họ đang được đào tạo văn hóa trong nhà trường đều được quan tâm đào tạo nghề, trang bị kiến thức về lao động, về tay nghề để áp dụng trong thực tiễn đời sống, trong làng bản, khu dân cư. Nhận thức trên đã được áp dụng đào tạo rộng trong đội ngũ học sinh đến tuổi đã, đang theo học văn hóa ở các trường. Lấy học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên để bắt đầu thực hiện đào tạo kiến thức, đào tạo nghề thực tế sát địa phương. Ông Hoàng Trung Tuấn, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề của huyện Xín Mần cho biết, nhiều năm gần đây, trung tâm đã phối hợp với TTGDTX tiến hành đào tạo lồng ghép cho hàng ngàn lượt học sinh là con em đồng bào đang theo học văn hóa tại trường. Các nghề được đào tạo lồng ghép là: Xây dựng dân dụng, điện lạnh, điện tử, sửa chữa xe máy, lâm sinh, chăn nuôi, trồng trọt. Qua đào tạo đã có hàng trăm học sinh vừa theo học văn hóa vừa tiết kiệm bố trí thời gian đi lao động kiếm tiền, vừa về địa phương tạo được cách làm hay từ thực tế trồng trọt, làm rừng, chăn nuôi, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ gia đình. Ngay trong 9 tháng năm 2010 và gần hết tháng 10.2010, đã có thêm 619 lượt lao động nông thôn được đào tạo nghề, việc làm. Tại các trường học có thêm 1.060 học sinh tham gia học nghề. Có 869 học sinh được hướng nghiệp để xác định việc làm ngay sau khi học xong văn hóa. Tại các xã, thôn bản công tác đào tạo nghề đan xen cùng các mô hình phát triển cây, con được xây dựng làm điểm cũng đã có trên 3.000 lượt người được tham dự, tham quan học hỏi cách làm, cách thức tổ chức việc làm mới mang đến hiệu quả thiết thực trong cuộc sống lao động, góp phần XĐGN nhanh, bền vững.


Đi từ thực tiễn cuộc sống để lựa chọn đối tượng đào tạo nghề, việc làm phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, thích hợp với trình độ nhận thức tiếp thu nghề, vận dụng vào cuộc sống, Xín Mần còn biết vận dụng lồng ghép với các chương trình, dự án để tạo ra hiệu quả vận dụng nghề đã học vào thực tiễn hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Hà Xuân Bình cho biết: Sử dụng lồng ghép công tác đào tạo nghề với các chương trình dự án giúp cho Xín Mần tiết kiệm được kinh phí đào tạo, học sinh, sinh viên, nông dân học nghề được đi đôi với “hành nghề” tại chỗ, tại nơi đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Thực tế cho thấy, sau học và ngay cả khi đang học, phần đông học sinh, nông dân, thanh niên trong độ tuổi lao động đã sử dụng kiến thức học được để làm được, làm hiệu quả ngay từ việc làm đầu tiên. Đã có rất nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi được áp dụng thành công mang lại kết quả sản xuất trong nông, lâm nghiệp. Đã có hàng chục ha chè giâm cành do chính các học viên, nông dân tự làm, tự trồng, tự kinh doanh. Có hàng ngàn ha rừng được ươm giống tại chỗ... trồng rừng tại chỗ. Hàng chục học sinh sau đào tạo mở hiệu sửa chữa xe máy ngay tại thôn bản, tại xã kể cả xã vùng xa, vùng sâu, xã biên giới. Rất và rất nhiều lực lượng thanh niên có tay nghề sau học đã tham gia tích cực vào việc xóa nhà tạm, xây dựng các công trình vệ sinh, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư. Và không ít thành quả đạt được do đào tạo nghề mang lại trong quá trình thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng do lực lượng thanh niên xã, thôn đảm nhận thay vì phải thuê làm trước đây. Tính đến thời điểm này, các chương trình đầu tư hỗ trợ việc làm ở Xín Mần đã tiến hành giải quyết 20 dự án mới, tạo việc làm cho 458 lao động. Đưa 11 người đi lao động nước ngoài. Hỗ trợ vốn kinh doanh tạo việc làm cho 650 người và các Chương trình 135CP, Chương trình phân cấp giảm nghèo, Chương trình 120CP v.v... đã hỗ trợ tích cực cho hàng ngàn lao động trên các công trường mở đường, làm nhà, xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn, chương trình di dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở trong mưa lũ... Ngoài ra, xã hội hóa công tác XĐGN như: Xây dựng quỹ, việc quyên góp ủng hộ trâu, bò, dê, lợn làm giống nuôi luân chuyển, hỗ trợ giống cây trồng để chuyển đổi hình thức làm ăn cho đồng bào cũng có những kết quả rất đáng ghi nhận làm chuyển dịch hướng lao động, việc làm tích cực từ 80% lao động nông thôn, chuyển dần sang lao động xây dựng 7,45% lao động dịch vụ, thương mại và du lịch chiếm 12,5%, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo chuyển dịch nghề chiếm xấp xỉ 25% số lao động trong độ tuổi.


Kết quả trên là sự ghi nhận tích cực trong công tác đào tạo nghề, hỗ trợ lao động, việc làm ở Xín Mần. Tuy nhiên, kết quả khảo sát còn thiếu bền vững rất cần sự hỗ trợ, sự vào cuộc tích cực hơn nữa của tất cả các cấp, ngành và cần sự nhận thức đầy đủ hơn từ phía người lao động.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trao giải cuộc thi “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng”
HGĐT- Sáng 29.10, Tỉnh đoàn Hà Giang tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng”. Đến dự có lãnh đạo Tỉnh đoàn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VHTT và DL, Đài PT - TH, cùng đông đảo đoàn viên các chi đoàn và đại diện các tập thể, cá nhân đoạt giải.
29/10/2010
Nhiều tấm lòng nhân ái, sẻ chia đến đồng bào lũ lụt miền Trung
HGĐT- Sẻ chia với những mất mát, khó khăn của đồng bào miền Trung, đến nay các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh ta đã tích cực vận động cán bộ, công nhân viên quyên góp ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung ruột thịt.
27/10/2010
Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với quy tụ dân cư ở Mèo Vạc
HGĐT- Thực trạng về tình hình dân cư: Mèo Vạc là huyện vùng cao núi đá nằm ở phía Bắc của tỉnh, nằm trong quần thể Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
27/10/2010
Quản Bạ tổ chức Hội thi “Tìm hiểu chính sách bảo trợ trẻ em” lần I
HGĐT- Tối 23.10, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá huyện Quản Bạ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quản Bạ tổ chức Hội thi “Tìm hiểu chính sách bảo trợ trẻ em”.
27/10/2010