Ghi nhận từ phong trào “Thi đua” ở ngành Tư pháp Hà Giang

17:00, 22/09/2010

HGĐT- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, quản lý Nhà nước gắn với cải cách tư pháp trong các lĩnh vực tư pháp gắn liền cuộc vận động lớn “Học, noi gương Bác...” là những mục tiêu đáng ghi nhận của ngành Tư pháp Hà Giang trong 5 năm qua.


Để đạt được các mục tiêu trên ngành Tư pháp đã coi trọng con người làm động lực thúc đẩy các hoạt động của ngành chuyên tư vấn, thẩm định, giám sát các hoạt động pháp luật trong đời sống xã hội. Sau 5 năm kiên trì mục tiêu xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ có trình độ, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu pháp luật, đáp ứng thực tế đề ra. Tư pháp Hà Giang đã bồi dưỡng, đào tạo và bổ nhiệm 57 lượt cán bộ, kiện toàn 2.148 tổ hòa giải (11.470 tổ viên) từ tỉnh, huyện, xuống cơ sở xã, phường, thôn bản; kiện toàn hội đồng thi đua, hội đồng khoa học ngành tư pháp, hoàn thiện bộ thủ tục hành chính theo đề án 30 gần 117 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được UBND tỉnh công bố, ghi nhận. Với khối lượng công việc nhiều, đề cập nhiều mặt trong cuộc sống xã hội; trong hội nhập quốc tế... ngành đã cử 100 lượt cán bộ đi đào tạo, đào tạo lại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới đề ra cơ bản cán bộ ngành có đủ trình độ, giỏi chuyên môn giải quyết được mọi vấn đề phát sinh trong thực thi pháp luật, đảm bảo công bằng, đúng luật định, góp phần giữ vững kỷ cương, pháp triển đất nước. Trong 5 năm thực hiện các nhiệm vụ ngành Tư pháp Hà Giang đã thẩm định 150 văn bản pháp luật, tham gia xây dựng 200 văn bản tự kiểm tra, rà soát trên 3000 văn bản pháp luật thực thi trong đời sống; biên soạn 2 cuốn hệ thống văn bản quản lý pháp luật do HĐND-UBND tỉnh ban hành từ 1991 đến 2008 nhằm nâng cao công tác quản lý, thi hành pháp luật tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước đi vào đời sống nhân dân.


Với vai trò là cơ quan thường trực, Sở tư pháp đã tham mưu cho Hội đồng phối hợp (HĐPH) công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ban hành chương trình PBGDPL giai đoạn 2005 – 2008 và 2008 – 2012. Đồng thời tổng kết công tác PBGDPL hàng năm trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá hàng năm Hà Giang có trên 60 vạn lượt người được PBPL trong 5 năm mở 4 hội thi tìm hiểu pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng thu hút trên 120 ngàn lượt tham gia; biên soạn, phát hành 20 ngàn bản tin, 9.000 cuốn tìm hiểu pháp luật đến với quần chúng nhân dân Không chỉ dừng ở đó, 5 năm qua ngành Tư pháp đã tư vấn trợ giúp pháp lý, đại diện bào chữa 5.000 vụ việc. Trợ giúp lưu động trên 50 đợt tại 140 lượt xã, phường... Tiến hành trợ giúp pháp lý theo chương trình mục tiêu giảm nghèo 135cp giai đoạn II cho dân ở 137 câu lạc bộ TGPL v.v... Đi cùng các hoạt động trợ giúp trên, ngành Tư pháp tỉnh còn đẩy mạnh các công tác như: Công tác hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp, công tác luật sư, giám định tư pháp, công tác công chứng pháp lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội theo đúng luật, đảm bảo chính xác, an toàn. Trong các công tác chứng thực, bán đấu giá tài sản, công tác thi hành án... ngành Tư pháp tỉnh đã làm và hoàn tất chức năng tư pháp của mình theo chủ trương, đúng pháp luật đề ra, đảm bảo đúng luật, thực hiện sự công bằng trước pháp luật đối với tất cả các đối tượng công dân “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật”. Cũng trong 5 năm qua, ngành Tư pháp Hà Giang đã tiếp nhận 70 đơn, thư các loại. Trong đó có 38 đơn khiếu nại, 12 đơn tố cáo, 20 đơn đề nghị đều đã được xem xét, giải quyết 100% đúng luật, trả lại công bằng trong đời sống; tổ chức 13 đợt thanh tra chuyên ngành làm sáng tỏ các vụ việc vi phạm pháp luật và tiến hành xử lý nghiêm minh đem lại lòng tin cho quần chúng nhân dân. Có thể nói, trong 5 năm thực hiện phong trào thi đua yêu nước ngành Tư pháp Hà Giang đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong mọi lĩnh vực. Thực thi, giám sát, tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý, thanh tra, giám định xét xử v.v... đều được Tư pháp trong tỉnh tham gia đúng, đủ, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật đúng luật, giúp cho đời sống xã hội nghiêm minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Đã có rất nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được nhận Bằng khen, Giấy khen của các cấp từ T.Ư đến tỉnh, đó là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong những năm qua. Mục tiêu những năm tiếp theo là không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ Tư pháp có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức tốt, công minh, chính trực, thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trước Đảng, trước dân, làm cho xã hội ổn định phát triển bền vững.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết lồng đèn, nối yêu thương
Hàng trăm sinh viên (SV), học sinh, thanh niên trên địa bàn TP.HCM đã dành hơn 1 buổi sáng cuối tuần đến trụ sở Hội LHTN TP.HCM (số 5 Đinh Tiên Hoàng, Q.1) để tham gia chương trình “Kết lồng đèn - Nối yêu thương” do nhóm tình nguyện Những ước mơ xanh tổ chức.
22/09/2010
Gia đình ông Lê Thanh Hà tặng xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc 100 triệu đồng
HGĐT- Sáng 20.9, gia đình ông Lê Thanh Hà (Ba Đình - Hà Nội) đã lên thăm và tặng nhân dân thôn Nà Tàn (xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc) 100 triệu đồng.
22/09/2010
Thị trường bánh Trung thu trên địa bàn thị xã
HGĐT- Đón tết Trung thu, trên thị trường thị xã Hà Giang đã tràn ngập nhiều loại bánh nướng, bánh dẻo. Với ưu điểm nổi bật là các nhà sản xuất đều công bố tăng chất lượng bánh và đầu tư nhiều hơn cho bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, giá bán chỉ tăng nhẹ từ 10 – 15%.
21/09/2010
Chương trình 135 giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo bền vững
HGĐT- Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, đời sống người dân các xã, các thông vùng đặc biệt khó khăn đã được cải thiện một bước đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo từ 66,98% năm 2006 đã giảm nhanh xuống còn 21,52% vào cuối năm 2009. Phóng viên Báo Hà Giang đã có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn về giải pháp của tỉnh trong quá trình
21/09/2010