Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai
HGĐT- SAU 7 THÁNG THỰC HIÊN, CHƯƠNG TRÌNH KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIÊN TRẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC MỘT SỐ KẾT QUẢ NHẤT ĐỊNH. TUY NHIÊN, TIẾN ĐỘ THỰC HIÊN CHẬM SO VỚI YÊU CẦU, KẾ HOẠCH ĐỀ RA. VẬY ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP THỰC HIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI? TÌM HIỂU VẤN ĐỀ NÀY, PHÓNG VIÊN BÁO HÀ GIANG CÓ CUỘC TRAO ĐỔI VỚI ÔNG CAO HỒNG KỲ, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TN-MT.
Phóng viên: Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng được thực hiện theo Chỉ thị 618/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 20/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đến nay đã đi được hơn nửa chặng đường. Ông có thể cho biết kết quả đạt được sau 7 tháng tiến hành kiểm kê đất đai.
Phóng viên: Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?
Ông Cao Hồng Kỳ: Nguyên nhân chính do nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng quản lý đất đai của tỉnh còn thiếu; bản đồ địa chính cấp xã đo, vẽ đã qua nhiều năm ở dạng giấy với nhiều loại tỷ lệ khác nhau, không có tọa độ, chưa được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác điều tra, khoanh vẽ bổ sung; chưa hoàn thành công tác lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, tài liệu của ngành chủ quản liên quan đến quản lý diện tích đất rừng và kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt, nhưng chưa đồng nhất giữa số liệu và bản đồ quy hoạch, dẫn đến khó khăn cho công tác chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất và tổng hợp số liệu thống kê. Trong quá trình kiểm kê đất đai ở cấp xã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về hiện trạng quản lý, sử dụng đất và địa giới hành chính theo Chỉ thị 364; một số xã giáp ranh giữa 2 xã, 2 huyện với nhau có tranh chấp về địa giới hành chính, do đó đơn vị kiểm kê khó thực hiện điều tra, khoanh vẽ, tổng hợp số liệu. Mặt khác, Hà Giang có 34 xã, thị trấn tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, có đường địa giới liên quan đến việc hoạch định phân giới cắm mốc, đến ngày 30.6 vừa qua, Bộ TN-MT mới cung cấp cho tỉnh bộ bản đồ nền chính thức phục vụ công tác kiểm kê đất đai. Ngoài ra, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kiểm kê đất đai còn hạn chế, đặc biệt trình độ, năng lực của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện còn nhiều bất cập.
Phóng viên: Khắc phục tình trạng trên, ngành TN-MT có giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác kiểm kê đất đai đúng chỉ đạo của T.Ư và tỉnh?
Ông Cao Hồng Kỳ: Nhằm đẩy nhanh tiến độ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị, sở, ban ngành, thành viên BCĐ kiểm kê đất đai, các tổ công tác chuyên môn của Sở TN-MT, Phòng TN-MT các huyện, thị cần tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị tập trung lực lượng, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị hoàn thành việc tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã, huyện đảm bảo nhanh gọn, chính xác. Cần kết hợp điều tra, khoanh vẽ thực địa với việc sử dụng các loại tài liệu, số liệu hiện có để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Do thời gian và kinh phí kiểm kê có hạn, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành dựa trên cơ sở kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất và sử dụng các tài liệu khác có liên quan như: Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng của ngành NN-PTNT đã được phê duyệt; kết quả kiểm kê đất đai năm 2005; kết quả kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đang quản lý sử dụng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kết quả thống kê hàng năm kết hợp với điều tra thực địa để tổng hợp diện tích cho phù hợp. Xử lý tốt các vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm kê đất đai ở cơ sở, nhất là các trường hợp có tranh chấp về địa giới hành chính.
Đối với trường hợp giữa 2 xã liền kề có khu vực đất tranh chấp, hiện do một bên đang tạm thời quản lý thì diện tích đất đó tạm thời kiểm kê theo đơn vị hành chính đang quản lý. Trường hợp diện tích đất có tranh chấp không xác định được bên nào đang quản lý thì UBND cấp xã đang có tranh chấp về địa giới cần thỏa thuận tạm thời phạm vi kiểm kê diện tích đất đai của từng bên đối với phần diện tích đang có tranh chấp để không thống kê trùng hoặc sót diện tích. Trong báo cáo kết quả kiểm kê cũng như trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng bên phải thể hiện rõ vị trí, đường địa giới và diện tích của toàn bộ khu vực đất có tranh chấp, làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp đất đai sau này.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông đã giành thời gian trao đổi, làm rõ những vấn đề độc giả quan tâm về công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng trên địa bàn toàn tỉnh.
Ý kiến bạn đọc