Hiệu quả phong trào thi đua yêu nước ở ngành Lao động-TBXH

16:52, 25/08/2010

HGĐT- Sinh thời Bác Hồ từng nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, ngành Lao động-TBXH tỉnh đã tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều phong trào thi đua yêu nước, góp phần hoàn thành thắng lợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu của ngành đề ra năm sau luôn cao hơn năm trước.


 
 Lãnh đạo Sở Lao động - TBXH tỉnh thăm hỏi, tặng quà các cháu khuyết tật được mổ miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh và kế hoạch 5 năm mà Bộ Lao động-TBXH, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giao; từ năm 2005 đến nay, ngành Lao động-TBXH đã xây dựng và phát động 15 phong trào thi đua với từng nội dung, mục tiêu cụ thể thu hút đông đảo cán bộ CCVC trong toàn ngành tích cực hưởng ứng thực hiện và đạt được những kết quả đáng kể.


Giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động đối với một tỉnh vùng cao như tỉnh ta là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ngành Lao động-TBXH đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ của ngành. Ngành đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua để xây dựng các chương trình và phương án trình tỉnh để huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án giải quyết việc làm, chống thất nghiệp và dạy nghề cho người lao động; phối hợp với các ngành, các huyện, thị triển khai thực hiện có kết quả chương trình giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh thông qua các chương trình, dự án. Từ những nỗ lực cố gắng của cán bộ CCVC, ngành LĐ-TBXH tỉnh, 5 năm qua tỉnh ta đã giải quyết việc làm mới cho 66.987 lao động, đạt 111,65% so với chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 4,03% năm 2005 xuống còn 3,90% năm 2010. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 80,82% năm 2005 lên 85,03% vào năm 2010.


Phong trào thi đua trong lĩnh vực dạy nghề luôn được ngành chú trọng và quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng, chất lượng và ngành nghề đào tạo. Với mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh lên 25% vào năm 2010 nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; ngành LĐ-TBXH tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thị, doanh nghiệp tổ chức tốt công tác đào tạo dạy nghề với các hình thức ngắn, dài hạn kịp thời phục vụ nhu cầu lao động có tay nghề tại chỗ cho các đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời quan tâm tới công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, tăng cường đội ngũ giáo viên cho các ngành học để đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành nghề đào tạo nghề đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có 15 cơ sở dạy nghề, 11/11 huyện, thị đều có Trung tâm dạy nghề. Ngành đã tổ chức đào tạo nghề hệ cao đẳng cho 254 người, đào tạo trung cấp nghề cho 3.424 người, dạy nghề ngắn hạn cho 3.126 người, tăng 86,18% so với cùng kỳ năm 2005; dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn 48.954 người, đạt 116,69% kế hoạch, tăng 4,64 lần so với cùng kỳ năm 2005... Các ngành nghề đào tạo cơ bản do ngành tổ chức thực hiện đã gắn với nhu cầu xã hội và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng được nhu cầu học nghề của xã hội - đây là một thành công lớn của ngành trong những năm qua.


Thực hiện truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ngành LĐ-TBXH đã thường xuyên phát động thi đua thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng, đảm bảo mọi quyền lợi cho đối tượng và làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Thông qua các phong trào thi đua trong 5 năm qua, đến nay tỉnh ta đã có 187/193 xã, phường được công nhận thực hiện tốt 5 chính sách ưu đãi người có công; 98,9% số hộ chính sách người có công có cuộc sống ngang bằng hoặc khá hơn mức sống của dân cư nơi cư trú. Từ các phong trào thi đua thực hiện chính sách đối với người có công, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu như các Phòng LĐ-TBXH thị xã Hà Giang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Quang và nhiều đối tượng chính sách tiêu biểu vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, XĐGN ở khắp các huyện, thị trong tỉnh.


Phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu của chương trình XĐGN, ngành LĐ-TBXH đã chủ động phối hợp với các ngành tham mưu cho tỉnh xây dựng và ban hành các nghị quyết chuyên đề về tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững; triển khai kịp thời Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn 6 huyện nghèo; xây dựng phương án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 35 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%... Từ nỗ lực của ngành LĐ-TBXH và các cấp các ngành, nhân dân trong toàn tỉnh, 5 năm qua tỉnh ta đã có 50.669 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 54,5% (năm 2005) xuống còn 21,52% (năm 2009).


Song song với các phong trào thi đua trên; ngành LĐ-TBXH còn tham mưu, triển khai thực hiện tốt chính sách bảo trợ trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần ổn định trật tự xã hội, thể hiện được đạo lý “thương người như thể thương thân” của dân tộc; phối hợp với các ngành, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền bài trừ các tệ xã xã hội; thực hiện tốt công tác điều tra, xét nghiệm lập hồ sơ đối tượng nghiện ma túy đưa vào quản lý; triển khai và tổ chức thực hiện tốt chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em; giải quyết kịp thời, có hiệu quả các chính sách xã hội về trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện cứu tế, cứu đói, cứu trợ cho đồng bào thiếu đói, bị thiên tai, hỏa hoạn và đồng bào gặp khó khăn; nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc tốt các đối tượng già cả, mồ côi không nơi nương tựa đang nuôi dưỡng tại Trung tâm, cộng đồng và thực hiện tốt công tác giúp đỡ xã Vần Chải (Đồng Văn) được Tỉnh ủy phân công phụ trách.


Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sèn Chỉn Ly, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TBXH tỉnh cho biết: Phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua của ngành LĐ-TBXH tỉnh đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi; khơi dậy được tiềm năng, tính sáng tạo của từng cá nhân và tập thể trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, cải tiến và đổi mới phong cách, phương pháp làm việc theo tấm gương, đạo đức của Bác. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình hay, nhiều tập thể xuất sắc, nhiều gương cá nhân điển hình tiên tiến, nhiều sáng kiến có giá trị cả về mặt kinh tế và xã hội...


MINH TÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sắp xếp, bố trí dân cư ra khỏi vùng sạt, lở nguy hiểm góp phần ổn định phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo
HGĐT- Tỉnh ta hiện có 6 huyện nằm trong 61 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Do đặc điểm địa hình và các yếu tố tự nhiên khác nên trên địa bàn tỉnh hình thành 3 vùng rõ rệt, đó là vùng cao núi đá gồm 4 huyện phía Bắc gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, phân bố dân cư không tập trung do địa hình, tập quán; dân tộc Mông chiếm đa số, hầu hết các
25/08/2010
Tổng kết công tác Đoàn, Đội và phong trào thanh niên, thiếu nhi năm học 2009 - 2010
HGĐT- Sáng 25.8, Tỉnh đoàn tổ chức tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học 2009-2010, triển khai chương trình năm học 2010-2011.
25/08/2010
Bão số 3 đổ bộ đã gây nhiều thiệt hại
Đến 17 giờ chiều nay (24.8), bão số 3 đã tràn vào Nghệ An - Hà Tĩnh, Thanh Hóa và đồng bằng Bắc Bộ, gây thiệt hại bước đầu về người và tài sản, cơn bão vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
25/08/2010
Sinh viên tham gia bảo vệ loài linh trưởng
Ngày 23.8, đoàn sinh viên khoa Sinh học, trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) bắt đầu chuyến thực địa bảo tồn các loài linh trưởng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - bán đảo Sơn Trà.
25/08/2010
Cách tìm việc làm nhanh ở VietnamWorksTop việc làm 24h tốt nhất