Hiệu quả từ chương trình trợ giúp các hộ nghèo, đối tượng chính sách

17:34, 28/07/2010

HGĐT- Những năm gần đây, nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự tài trợ từ các nguồn vốn của nước ngoài, cùng với sự nỗ lực của đồng bào dân tộc thiểu số KT- XH ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hộ nghèo đã giảm đi đáng kể.


Từ các chương trình phối hợp, hàng trăm hội viên nông dân nghèo, đối tượng gia đình chính sách đã có điều kiện để vươn lên thoát nghèo. Một trong những chương trình mang lại hiệu quả, được đông đảo cán bộ, hội viên và nông dân đánh giá cao là chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn để XĐGN bằng mô hình phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng tại xã Thuận Hoà (Vị Xuyên).


Với nguồn vốn do tổ chức MISSIRO của nước Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ dành cho các đối tượng là các hộ nghèo, gia đình chính sách thuộc các xã vùng sâu, xa của các tỉnh miền núi, được sự uỷ thác từ Sở LĐ TB&XH, Hội Nông dân kết hợp cùng Hội Làm vườn tỉnh đã đứng ra cho các hội viên thuộc diện hộ nghèo, đối tượng chính sách trong xã Thuận Hòa vay để XĐGN. Chương trình được thực hiện từ năm 2005- 2011, chia thành 2 chu kỳ. Sau 5 năm thực hiện chương trình, đã có hàng trăm hộ chính sách, nông dân nghèo được vay vốn để phát triển đàn trâu, trồng cây ăn qủa như bưởi, gấc. Với tổng số vốn là 400 triệu đồng, các hộ dân được vay theo hình thức vay lãi, với lãi suất dành cho hộ nghèo. Ở chu kỳ 1, các hộ dân được hỗ trợ vay từ 3- 5 triệu tương đương với một con trâu. Sau khi tiến hành rà soát, thẩm định, Hội Nông dân sẽ chọn ra các gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách để cho vay, đồng thời đảm bảo cho người dân sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Nói về hiệu quả của nguồn vốn này anh Thượng Thái Duyên- Điều phối viên tổ chức MISSIRO, xã Thuận Hoà cho biết: Ở chu kỳ đầu, toàn xã có 84 hộ thuộc diện được vay, dưới sự hướng dẫn của Hội Nông dân, Hội Làm vườn tỉnh, các gia đình nằm trong diện được vay đã sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả rõ rệt. Điển hình như gia đình anh Thượng Thái Cẩm, thôn Mịch A, là một trong những hộ thuộc diện nghèo đói trước đây của địa phương, từ khi dự án cho gia đình anh vay 5 triệu đồng, anh đã quyết định đầu tư mua một con trâu để phục vụ cày bừa và để sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, từ một con trâu ban đầu nay đã sinh sản đựơc 4 con, có trị giá gần 40 triệu đồng. Một mặt tạo sự chủ động trong cày bừa, tăng sức kéo nông nghiệp mặt khác lại có thêm nguồn phân bón đáng kể phục vụ cho thâm canh sản xuất của gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, các hội viên được vay vốn hầu như đều sử dụng đúng mục đích, từ đó đã làm tăng hiệu quả đồng vốn vay, tới nay trong nhà các hội viên đã có từ 2 đến 3 con trâu sinh sản và trâu giống, nhiều hộ gia đình đã trả được một phần vốn ban đầu sau khi bán nghé con, hoặc trâu mẹ. Có thể khẳng định, hiệu quả từ nguồn vốn vay thông qua các chương trình nói chung và chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn để giảm nghèo bằng mô hình phát triển vườn, ao, chuồng đã tạo điều kiện cho hội viên nghèo và các đối tượng gia đình chính sách của xã Thuận Hoà có thêm kiến thức, kinh nghiệm và đồng vốn để đầu tư phát triển sản suất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, từng bước thoát nghèo.


Với những thành công ban đầu ở chu kỳ một, các hộ nông dân nghèo, gia đình chính sách của xã Thuận Hoà đã mạnh dạn vay vốn ở chu kỳ 2 để tiếp tục phát triển đàn trâu, bò, trồng cây ăn quả. Ở chu kỳ 2, có thêm 75 hội viên nông dân nghèo, hộ gia đình chính sách được tiếp cận với nguồn vốn vay, với mức vay trung bình từ 5- 6 triệu đồng/hộ. Trong quá trình triển khai, các hội viên được Hội Nông dân, Hội Làm vườn tỉnh mở các lớp tập huấn về chăn nuôi trâu, kết hợp với trồng cây bưởi và gấc, qua đó giúp các hội viên định hướng được mô hình phát triển kinh tế của mình. Hiện nay, nhiều hộ đã trả hết nợ và bắt đầu có của ăn, của để. Đặc biệt, sau hơn 5 năm triển khai chương trình, từ 159 con trâu của 159 hội viên nghèo đã sinh sản ra gần 500 con trâu. Đây là sự nỗ lực lớn của các hội viên nông dân nghèo, gia đình chính sách trong xã Thuận Hoà để từng bước phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của chính gia đình mình. Qua đó, cũng làm tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các đối tượng được vay với cộng đồng dân cư và các cấp hội, tạo động lực cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách tự tin, vững bước trên con đường làm giàu.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghĩa tình trên đất Hán Dương
HGĐT- Thôn Hán Dương, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên đã sự đổi thay kỳ diệu. Cuối năm 2005, Hán Dương đón 28 hộ dân là người Mông từ xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, về định cư theo chương trình “hạ sơn” của tỉnh. Được sự giúp đỡ về mọi mặt của cấp ủy, chính quyền địa và lực lượng đứng chân trên địa bàn, các hộ dân thôn Hán Dương đã không chỉ nhanh chóng ổn định cuộc sống, mà từng bước
28/07/2010
Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ
HGĐT- Tối 26.7, cùng với cả nước, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên, Tỉnh Đoàn Hà Giang phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ.
27/07/2010
Tuổi trẻ Việt Nam và ngày 27-7: Thiêng liêng đêm tri ân
15 nghìn ngọn nến của tuổi trẻ đã được thắp lên trên đồi 82- nghĩa trang Tân Biên (Tây Ninh) đêm qua. Nơi đây có hơn 12 ngàn liệt sĩ, trong đó có rất nhiều mộ phần chưa xác định được danh tính. Một không khí thiêng liêng, xúc cảm bao trùm lan tỏa…
27/07/2010
Những thương, bệnh binh điển hình trong phong trào vượt khó đi lên xóa đói giảm nghèo
HGĐT- Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, Hà Giang đã có hàng vạn con em các dân tộc lên đường đi chiến đấu, trong đó có hàng nghìn người đã nằm lại trên các chiến trường và có hơn 2 nghìn người trở về đã để lại một phần xương máu ở chiến trường, hoặc mang nặng trên mình những di chứng của chất độc da cam/đioxin và nhiều bệnh tật khác.
26/07/2010