Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam

14:02, 18/06/2010

Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2010) sẽ được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa hữu nghị, Hà Nội vào tối 21/6.


Tác nghiệp báo chí
Tác nghiệp báo chí (ảnh Internet)

Trước đó, hàng loạt các hoạt động kỷ niệm được các cấp hội trung ương, địa phương, các đơn vị báo chí trong cả nước tổ chức hướng về ngày kỷ niệm lớn của những người làm báo Việt Nam.

Ngày 16/6,
Triển lãm “Báo chí Việt Nam (1865-1954) – Quá trình hình thành và phát triển” đã được tổ chức tại thư viện Hà Nội. Đây là cuộc triển lãm thứ 3 về diện mạo báo chí Việt Nam. (lần thứ nhất năm 1943 được nhà sách Nguyễn Khánh Đàm (em nhà văn Nguyễn Tuân) tổ chức tại Sài Gòn. Cuộc trưng bày lần thứ hai diễn ra vào năm 1966 cũng tại Sài Gòn)

Triển lãm trưng bày 100 - 150 tờ báo quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam; Trưng bày hiện vật liên quan đến nghề báo như mũ, máy ảnh, thẻ nhà báo của các nhà báo nổi tiếng như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng; Hình ảnh các nhà báo tên tuổi, các tòa báo xưa v.v…

Tối 17/6, chương trình giao lưu “Nhà báo - Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân” được Hội Nhà báo tổ chức. Buổi giao lưu có sự tham dự của các nhà báo lão thành Phan Quang, Hữu Thọ, Đỗ Phượng, Hà Đăng,...

Tại buổi giao lưu, nhiều câu chyện đời, chuyện nghề được sẻ chia. Qua đó, các nhà báo cùng khẳng định vai trò to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam ngay từ tờ báo đầu tiên như: Thanh Niên, Nhân Dân, Tranh đấu, Dân chúng, Cờ Giải phóng, Sự thật… Nhà báo trong mọi giai đoạn đã thể hiện rõ vai trò là thư ký trung thành của thời đại, góp phần tạo nên đồng thuận xã hội, tạo nên sức mạnh lan toả của thông tin.

Cùng chuỗi sự kiện, hội thảo khoa học toàn quốc về "Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam" do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đồng  tổ chức dự kiến diễn ra vào ngày 19/6.

Theo thông báo chính thức của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 4 (năm 2009) có 8 loại giải thuộc 3 loại hình báo chí: báo in, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình). Mỗi loại giải gồm có giải A, giải B, giải C và giải Khuyến khích.

Riêng đối với báo điện tử, các tác phẩm dự giải được chấm trong các loại giải nêu trên, tùy theo hình thức thể hiện của mỗi tác phẩm.

Giải báo chí quốc gia năm 2009 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan báo chí, các cấp hội từ Trung ương đến các địa phương. Đã có 93 đơn vị báo chí với 962 tác phẩm tham dự 8 loại giải; trong đó có 43 liên chi hội, chi hội và cơ quan báo chí Trung ương; 50 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố; 138 tác phẩm của cộng tác viên.

Đánh giá chung, các tác phẩm được chọn lọc dự giải có chất lượng đồng đều, không có tác phẩm quá yếu; thực hiện được tiêu chí đề ra trong hướng dẫn tuyển chọn; số lượng các tác phẩm thật xuất sắc, nổi bật chưa nhiều...

Các tác phẩm vào vòng chung khảo đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương, phản ánh kịp thời và đa dạng tình hình mọi mặt của đất nước trong năm 2009.

Trong số 148 tác phẩm báo chí thuộc 8 loại hình báo chí vào chung khảo, Hội đồng Chung khảo đã nhất trí trao giải cho 130 tác phẩm, bao gồm 1 giải A, 19 giải B, 54 giải C, 56 giải Khuyến khích.

Giải A duy nhất thuộc về phóng sự truyền hình "Trạm cân Dầu Giây- Lợi bất cập hại" của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoàng Anh, Dương Thế Hiển (Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Nai).


gdtd.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về Giáp Trung hôm nay
HGĐT- Chúng tôi về Giáp Trung, một xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn của huyện Bắc Mê vào một ngày đầu tháng 5 khi tiết trời đang chuyển mùa sang hạ, mặc dù trong cái nắng nóng đầu mùa khô khó chịu nhưng cũng làm trong tôi dịu lại, bởi nơi đây - mảnh đất mà tôi đã từng đặt chân cách đây 5 năm nay đang từng ngày, từng giờ đổi thay và phát triển...
31/05/2010
"Mùa vàng" của những trái tim
Công tác xã hội lâu nay đã trở thành cụm từ được nhắc đến rất nhiều, nôm na mà nói đó là các hoạt động hỗ trợ, gắn kết với cộng đồng xung quanh… Và mùa hè đang là "mùa vàng" cho các hoạt động này trong sinh viên, học sinh.
31/05/2010
Hưởng ứng “Tháng hành động vì trẻ em và Ngày gia đình Việt Nam” trong CNVC,LĐ
HGĐT- Thực hiện Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Gia đình Việt Nam, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh triển khai tới các cấp công đoàn các hoạt động thiết thực, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp công đoàn, gia đình CNVCLĐ đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, góp phần tạo cơ hội cho trẻ em được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ xã hội để phát triển.
16/06/2010
Vai trò của Đoàn Thanh niên Ngân hàng CSXH trong xây dựng và phát triển Đảng
HGĐT- Với vai trò “là đòn bẩy của nền kinh tế”, những năm qua Ngân hàng CSXH Hà Giang đã và đang có những đóng góp tích cực để đạt được mục tiêu đã mục tiêu đề ra, Ngân hàng CSXH Hà Giang đã trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng trong sự nghiệp XĐGN, tạo tiền đề cho thực hiện CNH-HĐH đất nước.
14/06/2010