Chuyện những nhà báo - chiến sỹ CAND
HGĐT- Đã trở thành quen thuộc với bạn đọc, mỗi tháng hai kỳ, chuyên mục Phát thanh và 2 chuyên mục Truyền hình An ninh Hà Giang, được phát trên sóng củaĐài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và 1 chuyên trang ANTT trên Báo Hà Giang. Tác giả thực hiện những chương trình ấy là những cán bộ chiến sỹ Công an, công tác tại Phòng công tác Chính trị, Công an tỉnh. Vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, vừa thực hiện nhiệm vụ của một nhà báo - đem tiếng nói của Đảng đến với nhân dân.
Đội tuyên truyền hiện nay có 9 cán bộ chiến sỹ và nhân viên hợp đồng, 1 đồng chí Phó Trưởng Phòng trực tiếp phụ trách. Đội đảmnhiệm một khối lượng công việc khá lớn, nào là tuyên truyền bằng trực quan (Pa nô, áp phích, băng zôn khẩu hiệu, tranh cổ động...),trang trí khánh tiết, âm thanh ánh sáng phục vụ cho các kỳ cuộc, các sự kiện chính trị, các đợt lưu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân tại các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa... Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh duy trì thường xuyên mỗi tháng 2 kỳ chuyên mục “ An ninh Hà Giang” trên sóng Đài Phát thanh vàsóng Đài truyền hình; phối hợp với Báo Hà Giang ra đều đặn mỗi tháng một kỳ chuyên trang ANTT, Thường xuyên, kịp thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các hoạt động về lĩnh vực ANTT, phục vụ kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác thông tin tuyên truyềnnhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới. Ngoài ra, còn thực hiện nhiệm vụ của người chiến sỹ trong đơn vị Công an và các tổ chức đoàn thể mà họ là những thành viên.
Để hoàn thành công việc, hàng tuần, hàng tháng phải xây dựng chương trình một cách cụ thể, chi tiết, tỷ mỉ, khi đã có kế hoạch rồi thì cả đội tập trungvào thực hiện. Mặc dù luôn có kế hoạch như vậy, nhưng nhiều khi vẫn bị “ vấp”, đó là những dịp nhiều việc đột xuất phát sinh làm cho kế hoạch thực hiện chương trình chuyên mục, chuyên trang bị xáo trộn, đến lịch dựng chương trình mà bài vở, băng hình chưa hoàn thành mọi người lại phải tập trung làm cả thời gian ngoài giờ, thậm chí làm cả đêm!Đặc thù của công tác tuyên truyền, báo chí là vậy.
Muốn đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền, đòi hỏi mỗi phóng viên phải đi thực tế nắm bắt và phản ánh tình hình. Đối với những người làm công tác này ở vùng cao, thì khó khăn ấy lại tăng lên gấp bội. Khó khăn lớn nhất là việc đi lấy tư liệu, hình ảnh ở vùng sâu, vùng xa, có thể nói đó là cả một thử thách, địa hình đồi núi hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, đến được các bản làng phải đi bộ có khi hàng mấy giờ đồng hồ, trên vai còn phải mang vác bao nhiêu thứ “đồ nghề” khác. Ngoài Ca-mê-ra, máy ảnh và các phụ kiện kèm theo, thường những địa bàn như vậy không có điện phải đem theo cả máy nổ, xăng dầu nặng hàng mấy chục cân nữa... Tới nơi rồi, việc ghi hình, thu tư liệu cũng gian nan chẳng kém, nhất là việc phỏng vấn, người cần phỏng vấn thì không biết tiếng phổ thông lại phải nhờ đến phiên dịch, nhiều trường hợp phiên dịch cũng biết chưa hết tiếng phổ thông, thế là khó khăn lại chồng chất khó khăn. Đó là chưa kể những khó khăn về kỹ thuật. Những máy móc, thiết bị mang theo do đường sá đi lại trèo leo va đập, hỏng hóc; có những lần gặp thời tiết ẩm, máy ca- mê- ra không hoạt động được, phải tìm cách khắc phục... Mà có lẽ chỉ có những ai đã từng lăn lộn với thực tế để làm nghề báo mới hiểu được. Để phản ánh được tình hình ANTT của mọi miền, đặc biệt là những thông tin, hình ảnh về vùng sâu, vùng xa đến được với bạn xem truyền hình, bạn nghe đài và bạn đọc quả là một chặng đường chông gai đầy thử thách và ý chí, lòng quyết tâm của những người làm công tác báo chí - tuyên truyền trong lực lượng Công an nhân dân.
Động lực nào giúp họ hết lòng với nghề như vậy? Phải chăng đó là ý chí, nghị lực và phẩm chất của người chiến sỹ Công an nhân dân? Là sự quan tâm, động viên khích lệ của các đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh, của đồng đội và cả những người thân? Có lẽ là tất cả.Mỗi CBCS tuyên truyền đều suy nghĩ cố gắng làm sao hoàn thành tốt công việc được giao, bởi họ luôn tâm niệm khó khăn của mình chưa thấm vào đâu so với những đồng đội ở các đơn vị nghiệp vụ trực tiếp chiến đấu còn vất vả, gian khổ nguy hiểm hơn nhiều.
Về phương tiện trang bị cho công tác, tuy so với yêu cầu nhiệm vụ thì còn thiếu và nhiều thứ đã xuống cấp, lạc hậu, nhưng cũng đã được lãnh đạo Công an tỉnh quan tâm từng bước trang bị; lãnh đạo các cơ quan Báo, Đài địa phương phối hợp,tạo điều kiện giúp đỡ.
Sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của những nhà báo – chiến sỹ CAND,đã được đền đáp xứng đáng khi chương trình chuyênmục phát thanh, truyền hình An ninh Hà Giang, chuyên trang ANTT trên Báo, được công chúng đón nhận. Một phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của cán bộ chiến sỹ làm công tác tuyên truyền của Công an tỉnh Hà Giang là ngày 22.1.2003, Trung ương Hội nhà Báo Việt Nam đã ra quyết định kết nạp 4 thành viên của họ vào Hội Nhà báo Việt Nam, Tháng 6/ 2009, một thành viên của họ được TW Hội Nhà Báo Việt Nam tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam. Điều đó, khẳng định sự trưởng thành cũng như ghi nhận sự đóng góp tích cực của họ đối với sự nghiệp báo chí cách mạng Việt
Ý kiến bạn đọc