Nữ công ngành Y tế với phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

08:17, 16/03/2010

HGĐT- Chiếm trên 60% lực lượng của ngành, những năm qua, nữ cán bộ công nhân viên ngành Y tế tỉnh nhà luôn khắc phục mọi khó khăn, thi đua thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động. Phong trào này đã động viên, khích lệ chị em thực hiện tốt công tác chuyên môn cũng như thiên chức của người phụ nữ ở gia đình. Từ đó, góp phần làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và từng bước xây dựng mẫu hình người phụ nữ ngành Y tế trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.


Xác định được ý nghĩa của phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, Công đoàn ngành đã triển khai phong trào đến 100% các công đoàn cơ sở. Nội dung của phong trào được cụ thể hoá, phù hợp với từng lĩnh vực công việc, gắn với các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “Xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện”, “Bệnh viện tình thương”, xây dựng “Cơ quan, đơn vị văn hoá”, “Nâng cao y đức trong khám, chữa bệnh”…Trên cơ sở đó, đã phát huy vai trò của chị em đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.


Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thầy thuốc như mẹ hiền”, các chị em đã luôn ý thức về trách nhiệm phục vụ người bệnh, đẩy mạnh các công tác y tế dự phòng, phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa và cấp cứu kịp thời bệnh nhân nặng. Qua đó, đã xuất hiện nhiều điển hình về chăm sóc, phục vụ người bệnh và nhân dân như chị Nguyễn Thị Bích Liên, Lò Thị Tâm, Phạm Thị Toan ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Đặng Thị Sáu, Nguyễn Thị Huệ ở Bệnh viện Y học cổ truyền… Được sự quan tâm của ngành, nhiều chị em đã tích cực tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, nhiều chị em đã tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học. Từ đó, tay nghề chuyên môn của chị em không ngừng được nâng cao, nhiều chị có tay nghề và uy tín được đồng nghiệp và nhân dân tin tưởng. Hiện nay, toàn ngành có 178 chị em có trình độ đại học, trong đó có 4 chị có trình độ thạc sĩ, 3 chị có trình độ chuyên khoa cấp II, 30 chị có trình độ chuyên khoa cấp I.


Thông qua phong trào “Tăng cường bác sĩ, nữ hộ sinh về tuyến y tế cơ sở”, toàn ngành đã có 25 chị em lên đường nhận nhiệm vụ tại các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện như Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, góp phần làm giảm bớt vất vả cho người dân ở những vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước khẳng định vai trò của phụ nữ, đến nay toàn ngành có 179 chị tham gia công tác quản lý từ cấp trạm y tế xã trở lên, nhiều chị đảm nhiệm những chức vụ quan trọng ở Sở Y tế cho đến các bệnh viện từ cấp tỉnh đến huyện. Các chị em đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý đã phát huy tốt năng lực, hoàn thành nhiệm vụ và được đánh giá cao.


Cùng với thi đua “Giỏi việc nước”, nội dung thi đua “Đảm việc nhà, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đã được chị em thực hiện tốt. Để tạo điều kiện cho chị em, Công đoàn ngành đã xây dựng quỹ “Giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”. Sau 5 năm phát động từ 2005 – 2009, đã huy động được tổng số tiền gây quỹ là 75 triệu đồng nhằm triển khai cho chị em vay không lãi, góp phần phát triển kinh tế gia đình cho nữ công của 8 công đoàn cơ sở. Với vai trò là người vợ, người mẹ trong gia đình, các chị em ngành Y tế đã chú trọng xây dựng hạnh phúc gia đình, biết sắp xếp thời gian công việc một cách hợp lý để hoàn thành việc nước, việc nhà. Chị em đã thực hiện tốt phong trào thi đua “Nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, thực hiện tốt mô hình gia đình có từ 1 – 2 con, qua đó đến nay đã có trên 90% gia đình nữ công nhân viên của ngành đạt chuẩn gia đình văn hoá.


Qua các phong trào thi đua, trong 5 năm từ 2005 – 2009, chị em phụ nữ ngành Y tế của tỉnh đã từng bước khẳng định rõ vai trò, vị thế của mình trong các hoạt động. Từ sự nỗ lực, đã có 17 chị em vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng; 137 chị được tặng Kỷ niệm chương vì sức khoẻ nhân dân, 10 chị được tặng Kỷ niệm chương vì sự phát triển các dân tộc… Trong 5 năm qua đã có 35 chị em được UBND tỉnh tặng Bằng khen, 320 chị được công nhận đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đặc biệt trong năm 2009 đã có 398 chị đạt danh hiệu lao động giỏi, 60 chị em đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp. Vinh dự không chỉ riêng đối với các chị em mà còn cả với ngành Y tế tỉnh nhà khi trong 5 năm qua, toàn ngành đã có 7 chị được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.

Những kết quả mà nữ CBCNV-LĐ đạt được những năm qua đã góp phần không nhỏ vào thành công của ngành Y tế trong việc đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Thông qua phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, từng bước khẳng định vai trò, vị thế của chị em trong gia đình và xã hội, hướng tới mục tiêu bình đẳng, phát triển.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVC,LĐ
HGĐT- Hưởng ứng chương trình phát động thi đua của UBND tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong năm 2009, trong năm qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức phát động thi đua đến các cấp Công đoàn và CNVCLĐ trong toàn tỉnh về thực hiện các phong trào “Thi đua lao động giỏi”; “Thi đua liên kết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
26/02/2010
Cháy lớn gây thiệt hại trên 20 tỷ đồng
HGĐT - Lúc 17h30 phút, ngày 17/2 ( tức mùng 4 Tết), tại địa phận thôn Pác Mìa, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê đã xảy ra vụ hoả hoạn đặc biệt nghiêm trọng, thiêu rụi và làm cháy 55 nhà dân (trên tổng số 131 nhà), trong đó có 44 nhà bị lửa thiêu rụi hoàn toàn, 11 nhà người dân tự dập, làm hàng rào ngăn lửa, may mắn không có thiệt hại về người.
24/02/2010
Đồng Văn nỗ lực trong công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm
HGĐT- Để giải quyết những vấn đề trong công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm (GN&GQVL) trên địa bàn huyện, trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Văn đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích lồng ghép với nghị quyết của tỉnh và Nghị quyết 30a/CP.
24/02/2010
“Nghị lực sống” đến với đồng bào nghèo Sủng Máng
HGĐT- Với thông điệp “Mùa xuân trên cao nguyên đá”, trong những ngày giáp Tết Canh Dần, đoàn sinh viên tình nguyện (gần 40 người) của Trung tâm Nghị lực sống (Hà Nội) do Giám đốc, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng (là một người bị bệnh “nhũn xương”, gần như tê liệt hoàn toàn, nhưng rất giỏi về máy tính) dẫn đầu, đã lên xã Sủng Máng, huyện Mèo Vạc trao quà (gồm
24/02/2010