Biên giới mùa đào

07:40, 23/03/2010

HGĐT- Tháng 3, mảnh đất miền Tây đầy nắng. Ngược xe lên miền biên ải mới giật mình hay rằng ở đây, những ngày này đang là mùa hoa đào nở rộ khoe nắng, đón xuân. Lặng trong giây lát nhớ lại thủa hào hùng của lực lượng biên phòng khi giữ đất, giữ làng, giữ cho mùa hoa đào khoe sắc “… chiều biên giới em ơi… để tin rằng “…chiều dài biên giới, chúng tôi đã qua, cùng câu hẹn nồng nàn của cô gái đồng bào vùng biên “anh bộ đội biên phòng ơi… giữ lấy mùa hoa đào”.


Cổng Đồn Biên phòng 219 Xín Mần hiện trước mặt tôi cùng với những cây đào nở rộ. Đội trưởng đội cơ động chiến đấu Đoàn Anh Tuấn và Đồn trưởng Nguyễn Quốc Khánh trong bộ quân phục màu xanh hồ hởi, có lẽ dịp kỷ niệm 51 năm Ngày thành lập lực lượng và 21 năm Ngày Quốc phòng toàn dân đang làm cho họ tự hào, phấn chấn. Có thâm niên tới hai chục năm trong lực lượng, Đồn trưởng Khánh đã thuộc từng mô đất, bụi cây, căn nhà của đồng bào mình trong suốt chặng dài 31 km đường biên kéo dài từ Đuôi Con Cáo (Ma Lì Sán) xã Pà Vầy Sủ đến tận giáp xã Bản Máy (Hoàng Su Phì). Anh Khánh cho biết: Làm công tác biên phòng tốt, chính là làm công tác dân vận khéo. Trong những “cái cùng” là: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng canh giữ đường biên, mốc giới của lực lượng đều phải dựa vào dân. Người chiến sĩ biên phòng nơi biên giới trong mấy chục năm qua đã lấy đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em, ruột thịt đúng theo nghĩa “có phúc cùng hưởng và có học cùng nhau chia sẻ, vượt qua”. Trong vài năm gần đây, nhất là những năm thực hiện cắm mốc biên giới, lực lượng biên phòng đã cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương, cơ sở đấu tranh bền bỉ, khéo léo để giữ yên chủ quyền từng tấc đất biên giới Tổ quốc. Đồn trưởng Khánh khẳng định “có dân là có tất cả”, chiến sỹ biên phòng Trần Văn Xuân, cán bộ của đồn được tăng cường về xã khó khăn nhất Xín Mần, xã Pà Vầy Sủ tâm sự: Làm Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã để bám địa bàn dân cư, nắm tình hình thông tin, xử lý thông tin chính xác, kịp thời là việc thiết yếu của lực lượng biên phòng trong quá trình đấu tranh, chống “diễn biến hòa bình và thù địch” hiện nay của các thế lực phản động. Ăn, ở, làm cùng dân đã tạo cho quần chúng gần gũi, chia sẻ với lực lượng biên phòng, lấy kiến thức thực tế để cùng dân làm ăn, xóa đói giảm nghèo… đã ngày càng gắn kết tình quân dân biên giới. Vài năm tăng cường về xã, Pà Vầy Sủ đã phát triển không ngừng cả kinh tế, chính trị, xã hội. Đói nghèo giảm dần, đường về Tả Lử Thận, Ma Lì Sán, Si Cà Lá được mở rộng, nối liền. Trong cuộc sống người dân theo Đảng, không theo đạo giáo, tu trí làm ăn. Dọc từ cột mốc 172 nơi Đuôi Con Cáo giáp Trung Quốc, Lào Cai chạy dài về Chí Cà - Xín Mần được giữ gìn vẹn nguyên. Trong quá trình đảm bảo giữ yên lòng dân, giữ vững chủ quyền biên giới, Đảng bộ, chính quyền đã cùng biên phòng nắm vững thông tin, đấu tranh kịp thời, không để xảy ra sai sót, đó là cái đích để lực lượng biên phòng về với dân để nhân dân tin yêu Đảng, Bác Hồ. Già làng Sùng Dùng Sỉn, 74 tuổi, ở thôn Péo Suối Ngài, xã Nàn Xỉn cho biết: Cụ đã có những đứa con biên phòng rất tốt như con Thước đây này (chỉ anh Thước cán bộ Đồn tăng cường làm cán bộ xã Nàn Xỉn) thì người dân biên giới “trăm ngườilàm một”. Anh Thước cười: Con có được những già làng như bố (chỉ cụ Sỉn) thì cả ngàn người dân biên ải là một người, vững chẳng khác nào thành xây bằng đồng thau. Cụ Sỉn nheo đôi mắt, những nếp nhăn chằng chịt chỉ “vết thời gian” trên mí mắt già làng kể: Mấy năm trước, cụ có thằng em vợ tự dưng xóa bỏ bàn thờ trong nhà, lôi kéo một số người theo đạo để được “bay lên giời”. Biết chuyện em, cụ gọi về nhà, mời họ hàng, làng xóm đến, cụ Sỉn bảo em mình: Trước mặt vợ con, anh em, dân bản Péo Suối Ngài đây và còn có cả ít tiền anh chị, các cháu làm ăn tích cóp được (đặt trước bàn thờ tổ tiên) để ở đó (bọc tiền) cụ tuyên bố: Nếu mày (em vợ) lên mỏm núi trước nhà kia mày cầu khấn, vái lạy “mà bay được” thì anh chị, vợ con, làng xóm cho mày thêm tiền để mày theo đạo. Còn nếu không bay được thì tao, làng xóm thử xem mày có tự đâm đầu xuống vực sâu mà chết không? Nói xong, cụ Sỉn tát thật mạnh vào mặt em mình “… Tát cho mày tỉnh cơn mê sảng, đất mày ở là của Đảng, của Bác Hồ cho. Cơm mày ăn, con mày học hành đều là người của Đảng, Bác Hồ dạy dỗ, mày nhớ kỹ điều đó…”. Câu chuyện cụ Sỉn đã gây chấn động, lay động toàn bộ 79 hộ dân Péo Suối Ngài, lan rộng ra xã Nàn Xỉn, ra cả vùng biên giới miền Tây rộng lớn để toàn dân thấu hiểu một điều: Đất nước này, biên giới này, những người bà con, đồng chí đều là anh em, là con dân đất Việt có Đảng, có Bác Hồ kính yêu nhiều năm nay không có hiện tượng theo đạo trái phép hay di dịch cư tự do. Anh Thước cho biết “Dọc chiều dài biên giới này nếu tất cả đều nêu gương, học tập, làm theo già làng Sùng Dùng Sỉn, thì đấy là “cái phúc” của biên phòng, cái phúc của nước nhà. Đội trưởng đội cơ động chiến đấu Đoàn Anh Tuấn cho biết thêm: Từ khi thực hiện Chỉ thị 39/CT-UB của UBND tỉnh Hà Giang về việc giao đường biên, mốc giới cho nhân dân, thôn bản, hộ gia đình tự quản đã tạo ra chuyển biến mới đó là “biên giới, mốc giới là “của dân” do dân tự quản bảo vệ và làm chủ. Trên cơ sở đó, Đội tuần tra cơ động đi đến đâu là “nhờ vào dân” đến đó. Sự phối kết hợp giữa các lực lượng là dân quân, nhân dân tại chỗ với lực lượng biên phòng đã làm cho đường biên dài trở lên ngắn và làm cho biên giới rộng lớn vô ngần ở trong lòng dân. Điều đó đã làm nên thành trì lớn mà lực lượng biên phòng trải qua 51 năm khẳng định “biên giới là quê hương - đồn là nhà - bà con các dân tộc là máu thịt, ruột thịt” không thể chia tách, chính điều đó đã làm nên thành công trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia ngày một vững chắc, trường tồn. Lúc vui chuyện, cụ Sùng Sùng Sỉn kéo tay bảo tôi: Hôm nào, hay khi nào có thời gian tới nhà bố, bố sẽ bảo bà con Péo Suối Ngài bắt con dê, mang rượu ngô, mời bộ đội biên phòng, con Thước đến uống rượu, kể chuyện biên giới cho nghe. Nhớ lấy con nhé… Nhận lời già làng để rồi đảo qua một vòng biên giới, nhìn không gian sang xuân xanh ngắt, ngắm ngô lên xanh, đậu lạc lên xanh, xóm bản hòa trong màu xanh của mùa xuân. Biên giới bình yên nhận thấy trong khói lam chiều tôi trở lại Đồn biên phòng 219 nhìn lại sắc xuân trong cánh hoa đào núi, một màu hồng tím rất riêng của sắc đào biên giới. May mắn thay cho ai lên biên ải mùa này, mùa của hoa đào, của đất trời, con người và mùa xuân.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ra quân thanh niên tình nguyện tham gia chương trình trồng cây cao su
HGĐT- Sáng 21.3, tại thôn Tân Điền, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tổ chức Lễ ra quân Thanh niên tình nguyện tham gia chương trình trồng cây cao su.
23/03/2010
Festival thiếu nhi Hà Giang 2010 thành công tốt đẹp
HGĐT- Tối 19.3, Hội đồng đội tỉnh đã tổ chức Lễ bế mạc Festival thiếu nhi Hà Giang 2010. Đến dự có đồng chí Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp của tỉnh; lãnh đạo các Huyện, Thị đoàn và Đoàn trực thuộc.
23/03/2010
Phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội
HGĐT- Khép lại năm 2009, nhìn lại hoạt động của Ngân hàng CSXH Hà Giang trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: 1.461,4 tỷ đồng với 113.966 món vay/11 chương trình tín dụng, Ngân hàng CSXH Hà Giang đã góp phần giúp 13.452 hộ thoát nghèo, giảm 6,12% so với năm 2008). Ngân hàng CSXH Hà Giang thực sự là người bạn đồng hành của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
23/03/2010
Thanh niên Quang Bình “hành động vì cuộc sống cộng đồng”
HGĐT- Với chủ đề “Tuổi trẻ huyện Quang Bình hành động vì an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng”, vừa qua, huyện đoàn Quang Bình đã tổ chức lễ ra quân Tháng thanh niên 2010, tham gia buổi lễ có lãnh đạo các ban ngành đoàn thể và hơn 500 đoàn viên khối các cơ quan, LLVT và các xã trên địa bàn.Đ
23/03/2010