Công cụ thực hiện giảm nghèo bền vững

07:58, 14/01/2010

HGĐT- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh Hoàng Đình Châm, khẳng định: Ngân hàng CSXH tỉnh là một đơn vị có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đắc lực sự nghiệp XĐGN cho vùng nghèo, vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh, với số dư nợ cho vay tăng hơn năm 2008 là 54,5%, trong đó cho vay một số việc mới phát sinh trong năm như cho vay theo Chương trình 30a, làm nhà ở hộ nghèo, cho vay hộ nghèo... đều tăng cao và đạt trên 30%, đã góp phần giảm hộ nghèo của tỉnh năm 2009 xuống 7% so với năm trước. Có được kết quả trên là do hệ thống Ngân hàng CSXH tỉnh, Ban đại diện tỉnh và các huyện đã chỉ đạo thực hiện tích cực, sâu sát thực tiễn.


 
Sinh viên nghèo nhận tiền vay tại Ngân hàng CSXH tỉnh theo QĐ 157. Ảnh: Minh Tâm

Năm 2009 được sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, đoàn thể. Đặc biệt là Ngân hàng cấp trên đã đáp ứng kịp thời về vốn, cơ chế nghiệp vụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ viên chức VBSP tỉnh Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn, được các cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.


Doanh số cho vay đạt 815 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng so với năm 2008. Doanh số thu nợ đạt 300 tỷ đồng, tăng 183 tỷ đồng so năm 2008. Dư nợ đến 31/12/2009 đạt 1.461,4 tỷ đồng, tăng 54,5% so với đầu năm. Trong đó: Dư nợ cho vay hộ nghèo 782 tỷ đồng, giải quyết việc làm 52 tỷ đồng, lao động nước ngoài 16 tỷ đồng, HSSV 38 tỷ đồng, nước sạch 53 tỷ đồng, hộ SXKD vùng khó khăn 355 tỷ đồng, dân tộc thiểu số 15 tỷ đồng, doanh nghiệp vừa và nhỏ 3 tỷ đồng, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 48 tỷ đồng, cho vay theo Nghị quyết 30a 95 tỷ đồng và cho vay thương nhân 3 tỷ đồng.


Mặc dù năm 2009 chi nhánh phải tổ chức triển khai nhiều chương trình công tác, vừa tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính (công tác đổi Sổ vay vốn và phát hành Biên lai thu lãi) vừa phải triển khai các chương trình tín dụng mới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nghị quyết 30a; Quyết định 167, Quyết định 92 và Quyết định 579). Trong bối cảnh sản xuất và đời sống tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra, đồng thời một bộ phận hộ nghèo còn trông chờ vào các khoản đầu tư hỗ trợ từ ngân sách, mà chưa mạnh dạn chủ động vay vốn đầu tư thâm cạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.


Song, dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh, đặc biệt được sự quan tâm hỗ trợ của NHCSXH TW đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho vay, sự phối hợp thực hiện có hiệu quả của 4 tổ chức đoàn thể nhận ủy thác, Chi nhánh đã tập trung tổ chức thực hiện tốt nghị quyết của HĐQT, Ban đại diện HĐQT các cấp và kế hoạch Trung ương giao đạt kết quả cao. Chỉ tính riêng trong năm 2009 vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH tỉnh đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, qua thống kê từ mục đích xin vay, kết quả cụ thể:


Mua 28.530 con trâu, bò sinh sản, lấy thịt trị giá 230 tỷ đồng. Phát triển trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trang trại tổng hợp số tiền 19 tỷ đồng. Kinh doanh ngành nghề, buôn bản nhỏ và các dịch vụ phục vụ nông, lâm nghiệp nông thôn 350 tỷ đồng. Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay giải quyết việc làm 20 tỷ đồng. Cho vay xây dựng được 2.600 công trình nước sạch và 1.150 công trình vệ sinh, đảm bảo cho 3.750 hộ được dùng hệ thống nước tự chảy và công trình hợp vệ sinh, với số tiền đầu tư 15 tỷ đồng. Hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo 50 tỷ đồng. Đầu tư thâm canh cây trồng ngắn ngày và chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, đào ao chăn nuôi cá, cây con giống theo Nghị quyết 30a, tổng giá trị đầu tư 113 tỷ đồng. Thực hiện gói kích cầu của Chính phủ theo Quyết định 579/QĐ –TTg về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH. Chi nhánh đã thực hiện cho vay 736,6 tỷ đồng với 35.504 lượt hộ được vay, thông qua 7 chương trình tín dụng ưu đãi.


Ngoài ra còn đầu tư vào một số lĩnh vực khác như cho vay học sinh, sinh viên, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…, qua đầu tư vốn tín dụng cũng đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ trên 27% xuống còn 21,6% (giảm hơn 9.800 hộ nghèo) so với năm 2008.


Năm 2010 được dự báo là năm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường, những yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN như thiên tại, dịch bệnh luôn thường trực tại tỉnh vùng cao biên giới Hà Giang. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao VBSP Hà Giang tiếp tục đề ra những giải pháp chủ yếu đó là: Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT các cấp và phối hợp với các tổ chức chính trị –xã hội triển khai kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi, đáp ứng nhu cầu vay vốn, phục vụ mục tiêu XĐGN phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho vay phát triển chăn nuôi trâu, bò, vật tư phân bón phục vụ sản xuất, cho vay giải quyết việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Phấn đấu nguồn vốn tăng trưởng trên 20% so với năm 2009 và đạt 1.750 tỷ đồng, các khoản nợ xấu dưới 2%, nhằm phát huy hiệu quả các chương trình tín dụng phục vụ tốt mục tiêu XĐGN tại địa phương. Đi đôi với việc tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm tra, chỉ đạo uốn nắn các tồn tại, hạn chế sai sót, quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng, kịp thời xử lý nợ đến hạn, quá hạn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của hệ thống NHCSXH trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ viên chức NHCSXH, cán bộ màng lưới xã, phường, cán bộ hội cơ sở, BQL tổ TK&VV.


Để cuộc sống của người dân Hà Giang ngày càng được cải thiện, hộ nghèo có đủ điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Giang đang tích cực phối hợp phát huy mọi nguồn lực. Đồng thời rất cần sự hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương cũng như NHCSXH Việt Nam về vốn, phương tiện làm việc, để góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc đưa Hà Giang phát triển một cách nhanh chóng về mọi mặt. Mùa xuân đang về trên các bản làng vùng cao, cuộc sống hôm nay đã có nhiều đổi thay, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên có của ăn, của để, mọi nhà đều phấn khởi vui đón xuân mới trong tiếng trống, tiếng khèn rộn rã báo hiệu một năm nhiều khởi sắc với bước phát triển mạnh mẽ nơi cực Bắc tổ quốc, phên dậu vùng biên cương.


Bùi Đình Văn (Ngân hàng CSXH tỉnh )

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sự an sinh xã hội
HGĐT- Bảo hiểm xã hội (BHXH) là mộttrong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, đồng thời nó cũng có một vai trò to lớn góp phần an sinh xã hội. Chính vì vậy, bước sang năm 2009, BHXH tỉnh tiếp tục đổi mới hoạt động để bắt kịp với yêu cầu chung của cả nước và đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới, đa sắc tộc.
31/12/2009
Thôn Bản Đả (Na Khê) hết nghèo nhờ trồng dưa hấu
HGĐT- Đến thôn Bản Đả, xã Na Khê (Yên Minh) thời điểm này, ai cũng ngạc nhiên bởi trong tiết Đông giá rét, khô hạn mà ruộng nương nơi đây không còn một thửa đất bỏ trống. Ni lông phủ trắng ruộng, dưới đó là dưa hấu, dưa chuột, bí xanh đang lên mầm xanh tốt. Nhờ biết trồng cây vụ Đông - xuân nên người dân nơi đây đã hết cảnh đói nghèo, nhiều hộ khá giả.
31/12/2009
Động lực cho nông dân thoát nghèo
HGĐT- Ông Phạm Quang Trung, Trưởng thôn Thái Hà , phường Ngọc Hà (TXHG) dẫn chúng tôi đến một số hộ gia đình trong thôn, như gia đình bà Đào Thị Vui, gia đình anh Nguyễn Bá Thảo, hay gia đình anh Nguyễn Duy Ninh… Đến đâu cũng thấy vườn rau xanh, vườn mía đang chờ thu hoạch; những chuồng lợn thịt, lợn nái với tiếng kêu ủn ỉn và tiếng gà nhảy ổ cục tác báo hiệu cho sự ấm no.
28/12/2009
Mèo Vạc nỗ lực thực hiện Nghị quyết 30a/CP
HGĐT- Trên cơ sở Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ và Hướng dẫn của các Bộ, ngành T.Ư, tỉnh, huyện Mèo Vạc đã khẩn trương thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện các chương trình XĐGN của huyện.
14/01/2010