Đường chè, đường lúa, đường cam

14:09, 11/04/2007

Nhiều năm qua, được Nhà nước ưu đãi với nhiều chương trình, dự án và cả sự hỗ trợ của các cấp, các ngành ở T.Ư với nỗ lực của toàn dân, bộ mặt giao thông trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhanh chóng thay đổi, mang lại hiệu quả kinh tế cho từng vùng, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, hình thành các vùng, miền kinh tế hàng hoá.


Qua những con đường, phương tiện tham gia giao thông mà nền kinh tế thị trường, phát triển sản phẩm hàng hoá, có giá trị kinh tế cao đã len lỏi vào từng thôn, bản, hộ gia đình, giúp người nông dân vươn lên XĐGN, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả. Mạng lưới giao thông còn vươn tới ruộng, vườn, nương, trang trại để tạo ra những thuận lợi nhất định cho phát triển kinh tế hàng hoá. Cũng theo những con đường này hàng trăm chợ đầu mối hình thành, nơi tập hợp hàng hoá, giúp các đơn vị kinh doanh, tư thương thu mua sản phẩm một cách dễ dàng, tạo cơ hội cho nông dân làm giàu ngay từ con gà, mớ rau, quả bí...

 

Để đánh giá được thành công từ những con đường, tôi đưa ra ví dụ trên địa bàn huyện Vị Xuyên, một huyện có đủ các địa hình trong tỉnh, như vùng núi đá, núi đất, độ dốc lớn và cũng có vùng biên giới giáp nước bạn Trung Quốc. Theo con đường liên xã, từ Quảng Ngần vào xã Thượng Sơn, nếu so với cách đây 7-8 năm thì có đủ số liệu, hiệu quả để đánh giá được thành công từ một con đường chỉ có độ dài 13km và gần 20km đường liên thôn trong địa bàn xã. Cũng nhờ có những con đường này mà xã Thượng Sơn khi chưa có đường chỉ só 117ha chè, trong đó có 38ha chè phân tán, thì đến nay toàn xã đã có hơn 1.000ha chè kinh doanh, mỗi ngày có hàng vài ba chục tấn chè búp tươi được vận chuyển trên con đường này, mang lại hiệu quả kinh tế nhanh chóng cho một vùng chè San tuyết có giá trị kinh tế cao. Cũng vì lý do vậy mà tôi gọi đây là con đường chè, nhưng con đường chè cũng đâu dành riêng cho Thượng Sơn mà còn vươn về hàng chục xã khác trong huyện, đến với hàng chục nghìn hộ gia đình.

 

Rồi từ đường liên xã thị trấn Nông trường Việt Lâm, vượt qua sông Lô, qua xã Trung Thành sang xã Đồng Tâm của huyện Bắc Quang, một vùng cam trĩu cành, xanh lá ngút ngàn, bám núi đi lên để cho người dân bao mùa xuân trái ngọt. Đã có lần ông Nông Văn Sáng, một người trồng cam đầu tiên ở thôn Bản Tàn, xã Trung Thành bảo tôi: Khi chưa có đường, chưa có cầu, có năm cam, quýt, chanh chín rụng vàng mặt vườn, đường giao thông càng thuận tiện thì giá cam, quýt cứ thế nhân lên, người trồng cũng chủ động với sản phẩm của mình làm ra, không bị tư thương ép giá. Từ khi có cầu, có đường đến nay, toàn xã có tới hàng nghìn ha cam, chè và nếu tính đúng, mỗi năm con đường mang lại cho người dân hàng chục tỷ đồng, từ việc giao lưu buôn bán, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển đổi cây trồng, sản phẩm từ rừng, vườn, ao, ruộng... Không những thế, cũng nhờ có đường đã thu hút hàng trăm tư thương đến với vùng cam, vùng chè, họ không dừng lại ở việc thu mua sản phẩm mà còn đầu tư vào việc mở rộng sản xuất, liên kết hộ, hỗ trợ vốn, tạo ra nhiều việc làm, sản xuất ra những sản phẩm nông, lâm nghiệp mà 2 bên cùng có lợi.

 

Tìm về vùng lúa, qua cầu km 21 để đến với Ngọc Linh, Linh Hồ, Ngọc Minh, nơi mà cách đây gần chục năm chỉ là vùng kinh tế phát triển theo chiều hướng “tự sản, tự tiêu”, nhưng nay đã trở thành vùng lương thực, thực phẩm hàng hoá. Hàng nghìn tấn lạc, đậu tương, lúa đặc sản, như tám xoan, tám thơm, hàng trăm tấn thịt gia cầm, thuỷ cầm được cung cấp cho thị trường hàng ngày, đã giúp cho hàng nghìn lao động có việc làm, có thu nhập cao và ổn định...

 

Phát triển đường giao thông nông thôn là mấu chốt là sự kết dích trong phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội. Trên đây chỉ là những ví dụ về những vùng kinh tế được hình thành thông qua những cung đường mà huyện Vị Xuyên có được. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện còn có hàng chục tuyến đường khác đã làm thay đổi nền kinh tế nông nghiệp nông thôn, như đường lên Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải, đường vào Cao Bồ, một vùng chè cổ thụ, hay đường vào Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch, Phong Quang, Minh Tân... Chỉ có những con đường, những nền tảng giao thông mới có thể thúc đẩy được nền kinh tế phát triển theo mong muốn. Tuy nhiên đối với tỉnh ta, mạng lưới giao thông nông thôn mới chỉ là bước đầu, còn nhiều việc phải làm, nhất là về mùa mưa lũ, cần xã hội hoá cao hơn về đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn để cho hệ thống giao thông bền chặt, cũng đồng nghĩa với phát triển kinh tế hàng hoá bền vững.


Nguyễn Quang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành quả từ phong trào “Xanh – Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”
Thực hiện chỉ thị số 05/CT - TLĐ ngày 24/4/1996 của Tổng LĐLĐ Việt Namvề việc phát động phong trào: “Xanh – Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, ban thường vụ LĐLĐ tỉnh Hà Giang đã tổ chức phát động phong trào ngay sau khi có chỉ thị của Tổng Liên đoàn, chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thị, Công đoàn ngành chủ động triển khai hướng dẫn CĐCS trực thuộc tích cực hưởng ứng
28/02/2007
Bút ký: Cao Xuân Thái
“Tháng ba mùa con o­ng đi lấy mật...”Câu hát luôn gợi lên trong tôi bao nhiêu kỷ niệm. Mùa xuân, trời đất giao hòa, lộc non hé mở, mùa ăn chơi, mùa lễ hội của con người, lại là mùa lao động, mùa làm việc của con o­ng.
23/02/2007
Để tuyến biên giới Việt – Trung ngày càng phát triển
Trong những năm qua, được sự đầu tư của Đảng, Chính Phủ và các Bộ, Ngành ở Trung ương, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng phát triển, đường giao thông đi lại thuận lợi, vì thế đã nâng cao được đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Việt Nam -
12/03/2007
Giải “blog hay nhất của sinh viên báo chí châu Âu”
Tổ hợp truyền thông CNN của Mỹ và Trung tâm đào tạo nhà báo (CFJ) của Pháp vừa lập ra một giải thưởng dành cho “blog hay nhất của sinh viên ngành truyền thông ở châu Âu”.
11/04/2007