Để tuyến biên giới Việt – Trung ngày càng phát triển

10:24, 12/03/2007

Trong những năm qua, được sự đầu tư của Đảng, Chính Phủ và các Bộ, Ngành ở Trung ương, tình hình kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng phát triển, đường giao thông đi lại thuận lợi, vì thế đã nâng cao được đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


Khẳng định những kết quả đạt được trong 5 năm qua, đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong 5 năm qua, thực hiện quyết định 120/2003/QĐ - TTg ngày 11.6.2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành của Trung ương, tỉnh ta đã tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Chương trình được triển khai trên địa bàn 33 xã và 1 thị trấn biên giới, Chính phủ đã có chính sách ưu tiên đặc biệt cho các xã biên giới cũng là các xã đặc biệt khó khăn, nhằm đưa vùng này ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn tuyến biên giới, xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển. Xác định rõ điều đó, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp từ khi xây dựng kế hoạch đến triển khai thực hiện kế hoạch, với quan điểm là lồng nghép nhiều nguồn vốn đầu tư trên địa bàn các xã biên giới, theo đúng với chỉ đọa của chương trình để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, nếu chỉ riêng nguồn vốn 120 thì bình quân mõi xã, mỗi năm đwocj đầu tư 1,1 tỷ đồng chưa thực hiện được mục tiêu toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội của xã biên giới. Cho nên việc triển khai thực hiện chương trình trong những năm qua đều bảo đảm những nguyên tắc đó là: Lồng ghép các nguồn vốn đảm bảo mục tiêu của chương trình và mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, ưu tiên đầu tư XDCS hạ tầng các xã biên giới, nhất là đầu tư đường, điện, trường, trạm. Riêng nguồn vốn 120 chỉ đầu tư cho các công trình và các nội dung chi cho sự nghiệp trên địa bàn các xã biên giới. Do các năm trước, tỉnh ta thực hiện chủ trương đại công trường, khởi công đầu tư xây dựng mớinhiều công trình, cho nên từ năm 2005 đến nay chủ yếu tập trung vốn thanh toán cho các công trình hoàn thành đã quyết toán, các công trình hoàn thành với khối lượng lớn còn thiếu nhiều vốn, thực hiện các nội dung đầu tư của chương trình như: Khai hoang nương xếp đá, trồng rừng và chăm sóc rừng, di dân biên giới ở nơi có điều kiện.

 

Kết quả từ năm 2003 đến nay, tổng số vốn đầu tư bằng các nguồn XDCB tập trung, 186, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, chương trình kiên cố hóa trường học...cho các xã biên giới là 453 tỷ đồng, hàng năm chiếm khoảng 5% ngân sách Trung ương đầu tư cho tỉnh, bình quân mỗi xã được đầu tư 2,66 tỷ đồng/năm, gồm các nguồn vốn đầu tư như: 188 tỷ đồng vốn chương trình 120; 1,45 tỷ đồng vốn XDCB tập trung, 14 tỷ đồng đường ra biên giới, 75,4 tỷ đồng hạ tầng cửa khẩu, 9,7 tỷ đồng chương trình 134, 75,4 tỷ đồng chương trình 135; 8,7 tỷ đồng chương trình nước sạch vệ sinh môi trường; 25,4 tỷ đồng chương trình kiên cố hóa trường lớp học; 6,5 tỷ đồng dự án ĐCĐC; 4,4 tỷ đồng chương trình 5 triệu ha rừng; 23,2 tỷ đồng chương trình mục tiêu giáo dục đào tạo và chương trình mục tiêu dân số, y tế, dự án đào tạo cán bộ xã... Với tổng số vốn trên trong 5 năm qua đã thực hiện được các nhiệm vụ như: Đầu tư XDCS hạ tầng cho 569 công trình quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư 356,7 tỷ đồng, chiếm 78,5% tổng vốn đầu tư trên địa bàn, trong đó: 134 công trình giao thông 112,2 tỷ đồng chủ yếu tập trungcho các tuyến đường rta biên giới, đường dân sinh, 119 công trình thủy lợi và nước sinh hoạt 51,6 tỷ đồng; đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn chương trình kiên cố hóa trường lớp học và chương trình 135 cho 83 công trình nhà lớp học 2 tầng 32,4 tỷ đồng; 34 trạm xá 2 tầng 11 tỷ đồng, 24 trụ sở UBND xã 10 tỷ đồng, 40 công trình điện 12,5 tỷ đồng; 135 công trình quản lý nhà nước và lĩnh vực khác 104,5 tỷ đồng.

 

Với số vốn đầu tư hỗ trợ tương đối lớn trong các năm qua, cơ sở hạ tầng các xã biên giới cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ đời sống, sản xuất và cơ sở vật chất cho các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, đến năm 2006 các xã đã đạt được mục tiêu cơ bản của chương trình là 100% xã dã cóđường ô tô đến trung tâm xã, 100% xã có từ 1 đến 2 nhà lớp học 2 tầng, tăng 14% so với năm 2002 trước khi đầutư chương trình, 71% xã có trụ sở 2 tầng, tăng 45%; 100% xã được xây dựng trạm xá 2 tầng, tăng 60%; 100% xã có điện thoại và điện thắp sáng (46,2% hộ đựoc sử dụng điện lưới quốc gia), dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ phủ soáng phát thanh, truyền hình tăng từ 14,4%, số hộ có ti vi tăng 10% so với năm 2002, số làng bản được công nhận đạt chuẩn văn hóa 184 làng, tăng 113 làng. Các đồn biên phòng, Hải quan cửa khẩu được xây dựng khang trang, một số xã có nhà văn hóa, góp phần rất lớn tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Cùng đó, chương trình đã hỗ trợ đầu tư cho sản xuất, đời sống, di dãn dân biên giới, rà phá bom mìn...79,2 tỷ đồng, chiếm 17,7% vốn đầu tư. Các xã biên giới tích cực chỉ đạo và thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo định hướng của tỉnh, lòng ghép nguồn vốn ĐCĐC và dự án 5 triệu ha rừng, tập trung cho việc trồng và chăm sóc rừng biên giới 4.808 ha, khoanh nuôi, phục hồi bảo vệ rừng qua các năm 76 ngàn ha rừng biên giới, khai hoang 449,4 ha, xây dựng 226 ha nương xếp đá, hõ trợ làm nhà ở cho 687 hộ, rà phá bom mìn 313,3 ha, di dãn 690 hộ dân ra biên giới nơi có điều kiện ở. Một số xã , thị trấn, huyện Đồng Văn, Phó Bảng chuyển đổi sang trồng hoa, hiệu quả tốt.

 

Có thể nói, với sự hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và phát huy nội lực của nhân dân, cán bộ trên địa bàn các xã biên giới trong những năm qua và trực tiếp là năm 2006 tập trung ưu tiên cho các xã biên giới nên đời sống của nhân dân các xã biên giới được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2005, các xã biên giới tỷ lệ đói nghèo còn trên 72% thì đến nay các xã có tỷ lệ đói nghèo còn 65,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,45 triệu đồng/ năm, tăng 850.000 đồng so với năm 2002. Mặt khác tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân 2 nước đi lại trao đổi giao lưu buôn bán tại các cửa khẩu biên giới ngày càng phát triển. Để tiếp tục đưa kinh tế - xã hội của toàn tỉnh nói chung và các xã tuyến biên giới nói riêng ngày càng phát triển, mong rằng Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành của Trung ương cần quan tâm hợn nữa, hỗ trợ nguồn vốn để đồng bào các dân tộc nơi biên giới có điều kiện lao động sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất từng bước cải thiện cuộc sống, góp phần xây dựng tuyến biên giới ngày càng hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển vững chắc.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuất khẩu lao động ở Xín Mần
Là huyện thuần nông, Xín Mần có diện tích tự nhiên 580,99 km2, địa hình nơi đây chủ yếu là đồi, núi có độ dốc lớn và chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt về mùa khô, nhiều nguồn nước bị cạn kiệt nên ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân.
30/01/2007
Thành quả từ phong trào “Xanh – Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”
Thực hiện chỉ thị số 05/CT - TLĐ ngày 24/4/1996 của Tổng LĐLĐ Việt Namvề việc phát động phong trào: “Xanh – Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, ban thường vụ LĐLĐ tỉnh Hà Giang đã tổ chức phát động phong trào ngay sau khi có chỉ thị của Tổng Liên đoàn, chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thị, Công đoàn ngành chủ động triển khai hướng dẫn CĐCS trực thuộc tích cực hưởng ứng
28/02/2007
Ra mắt Trung tâm Dạy nghề cụm 4 huyện vùng cao phía Bắc
Dạy nghề chiếm vị trí quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là gắn việc dạy nghề với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
26/12/2006
Đào tạo nghề trồng nấm cho người khuyết tật
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Hội người Khuyết tật tỉnh khai giảng lớp đào tạo nghề nuôi trồng nấm cho 9 học viên là hội viên
26/12/2006