LĐLĐ tỉnh thực hiện chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên

14:06, 18/12/2006

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam về Chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên, từ đầu năm 2004 Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã quyết định thành lập tổ công tác phát triển 3.000 đoàn viên của tỉnh


(nằm trong Chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên của Tổng LĐLĐ Việt Nam). Tổ công tác gồm 11 thành viên, do đồng chí Trưởng ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh làm tổ trưởng cùng các đồng chí là trưởng, phó các ban LĐLĐ tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện, thị, công đoàn ngành. Tổ đã tiến hành điều tra, khảo sát lao động và doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (NQD) trên địa bàn tỉnh, để nắm lại số doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập CĐCS, số lượng lao động có thể phát triển đoàn viên, dự báo tình hình phát triển đoàn viên của các khu vực kinh tế. Qua khảo sát đã xác định gần 150 đơn vị có đủ điều kiện thành lập CĐCS, trên7.000 lao động trong các thành phần kinh tế có mặt ở các doanh nghiệp. Tổ công tác đã tham mưu cho Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh quyết định phấn đấu trong nhiệm kỳ 2003 - 2008 phát triển gần 200 CĐCS, kết nạp mới trên 4.500 đoàn viên.


Tổ công tác đã tham mưu cho Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu hàng năm cụ thể cho các LĐLĐ huyện, thị, công đoàn ngành; đồng thời phân công cán bộ phụ trách theo dõi từng doanh nghiệp, vận động giới chủ và tuyên truyền cho người lao động về tổ chức công đoàn theo khẩu hiệu: “Vì lợi ích người lao động hãy vào tổ chức công đoàn” với nội dung dễ hiểu, thiết thực, hình thức hấp dẫn… Xác định công tác phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn khu vực kinh tế NQD là nhiệm vụ hàng đầu, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt các chủ doanh nghiệp để bàn và trao đổi kinh nghiệm hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân, tuyên truyền và vận độngthành lập CĐCS.


Từ năm 2004 đến tháng 11.2006 LĐLĐ tỉnh đã thành lập được gần 100 CĐCS trong các thành phần kinh tế, thu hút trên 4.000 đoàn viên, đạt 80% so với chỉ tiêu kế hoạch của nhiệm kỳ đề ra. Đến nay đã có 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh thành lập tổ chức công đoàn.Trong nửa nhiệm kỳ qua, chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS của LĐLĐ tỉnh đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; nhưng sắp tới cũng còn nhiều khó khăn. Trên thực tế, những đơn vị thuận lợi đã thành lập được CĐCS, còn lại một số đơn vị cần phải có sự tác động nhiều phía để tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn được tốt hơn. Trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp năm 2005 và 8 tháng đầu năm 2006 đã có hàng trăm đoàn viên công đoàn rời khỏi cơ sở sản xuất do kinh doanh không có lãi, người lao động mất việc làm, buộc phải nghỉ việc theo Nghị định số 41; sắp tới còn nhiều đơn vị không đứng vững được trong cuộc cạnh tranh của cơ chế thị trường và sẽ dẫn đến bị phá sản, công nhân lao động không có việc làm...


Việc tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức CĐCS NQD vốn đã khó khăn, nhưng việc duy trì hoạt động ở các cơ sở lại càng khó khăn hơn, vì kinh phí hoạt động công đoàn tại các đơn vị NQD khi mới thành lập hầu như không thu được. Các đơn vị doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH việc làm không ổn định, có những cán bộ CĐCS luôn thay đổi. Hiện nay, việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS chủ yếu là ở các đơn vị kinh tế NQD, song những đơn vị này phần lớn là không thu được kinh phí công đoàn để duy trì hoạt động...


Để làm tốt việc phát triển tổ chức công đoàn khu vực kinh tế NQD xin có mấy kiến nghị:

Một là:
đề nghị Tổng LDLĐ Việt Nam nghiên cứu hỗ trợ một phần kinh phí cho các LĐLĐ tỉnh trong Chương trình phát triển 1 triệu đoàn viên.

Hai là:
Tăng thêm biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn cho các cấp công đoàn (nhất là cấp LĐLĐ huyện, thị xã). Đoàn Chủ tịch Tổng LĐ LĐ Việt Nam cần có sự thống nhất với Tổ chức Tỉnh ủy trong việc phân cấp quyết định biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn cấp tỉnh.

Ba là:
Nhà nước có biện pháp chế tài đối với các doanh nghiệp khi không thực hiện đầy đủ điều 153, chương 13 (Công đoàn) của Bộ luật Lao động.


Lê Đình Thi (LĐLĐ tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Mèo Vạc Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
Mèo Vạc là một huyện vùng cao núi đá có diện tích tự nhiên 573,84km2 và dân số khoảng hơn 58.000 người trong đó dân tộc Mông chiêm 78%. Nam trong vùng khí hậu khắc nghiệt, rét và khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, địa hình lại bị chia cắt bởi núi non điệp trùng, hiểm trở, Mèo Vạc gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tê xã hội.
16/12/2006
Gần 1.200 giáo viên tăng cường cho vùng cao Hà Giang
Ngày 28-11, 1.182 giáo viên của ba cấp học là người Hà Giang và ở các địa phương khác tốt nghiệp đại học xung phong lên Hà Giang dạy đã lên đường tăng cường cho các huyện vùng cao.
16/12/2006