Hoàng Su Phì, tăng cường hoạt động trải nghiệm trong trường học

10:44, 07/11/2024

BHG - Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, hiện nay nhiều trường học trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì chú trọng tăng cường các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong trường học. Các trải nghiệm này giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng sống, tính sáng tạo trong học tập và sinh hoạt hàng ngày, tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

Nội dung chương trình HĐTN trong nhà trường không chỉ dừng lại ở các chủ đề mang tính chính trị, xã hội như trong chương trình học hiện hành mà còn chú trọng vào các hoạt động phát triển cá nhân, lao động. Giúp hình thành, phát triển năng lực học sinh thích ứng với cuộc sống, thiết kế, tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp.

Học sinh Trường Mầm non Túng Sán trải nghiệm tại xưởng chế biến chè thôn Khu Trù Sán, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì).
Học sinh Trường Mầm non Túng Sán trải nghiệm tại xưởng chế biến chè thôn Khu Trù Sán, xã Túng Sán (Hoàng Su Phì).

Năm học 2024 – 2025, bên cạnh việc đẩy mạnh thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, Trường Mầm non Túng Sán thường xuyên tổ chức các HĐTN nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích. Nhà trường xem đó là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả để phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, hoàn thiện kỹ năng sống cho các bé. Mới đây, học sinh khối lớp 5 tuổi được các cô giáo tổ chức tham quan trải nghiệm tại xưởng chế biến chè thôn Khu Trù Sán, xã Túng Sán. Qua buổi trải nghiệm giúp trẻ hiểu biết sơ bộ về công việc, quá trình chế biến, làm ra sản phẩm chè Shan tuyết của các bác nông dân và giúp trẻ phát triển về kỹ năng quan sát, giao tiếp. Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ cây nông sản tại địa phương nơi trẻ sinh sống.

Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Bản Nhùng nằm trên địa bàn xã có nhiều thôn bản thuộc vùng khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đa số các em học sinh là người dân tộc thiểu số. Trong quá trình giảng dạy tại trường, thầy Hoàng Văn Chơi nhận thấy các em học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp, việc tham gia các hoạt động Đội, giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ yếu là thụ động, chưa sôi nổi.Với trách nhiệm của một thầy giáo, một giáo viên Tổng phụ trách Đội của trường, thầy Chơi đã chủ động lên kế hoạch, tham mưu với Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường lựa chọn các nội dung tiến hành các HĐTN đa dạng, phong phú, phù hợp và thiết thực đối với tình hình của liên đội. Phối hợp với hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện. Liên đội nhà trường đã tổ chức thành công một số HĐTN như: Hướng dẫn công tác nội vụ cho học sinh, tham quan trải nghiệm và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ gặt lúa, dọn dẹp vệ sinh nhân ngày 27.7…

Hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh tại Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Bản Nhùng.
Hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh tại Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Bản Nhùng.

“Chúng tôi quan niệm rằng, giáo dục cần phải gắn với những điều quen thuộc hàng ngày và nhằm mục đích phục vụ cho chính cuộc sống, điều này giúp cho việc dạy và học trở nên hứng thú và nhẹ nhàng hơn, đưa lí thuyết và thực tế trở nên gần nhau hơn. Khi nhà trường tổ chức các HĐTN học sinh rất tích cực, hào hứng tham gia. Qua những hoạt động đó, học sinh đã chủ động, tự giác hơn trong học tập cũng như cuộc sống. Điều đáng mừng là các em học sinh đã và đang hình thành các kỹ năng, giá trị và phẩm chất tốt đẹp cho bản thân”. Thầy giáo Thân Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học & THCS Bản Nhùng chia sẻ.

Đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hoàng Su Phì cho biết: Với phương pháp gắn lý thuyết với thực tiễn, các HĐTN sáng tạo đã giúp học sinh phát triển toàn diện về kỹ năng học tập, tạo sự hứng thú, giúp các em phát triển trí tuệ và nhân cách, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà trường hướng đến mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ để giúp các trường học xây dựng những mô hình hay nhằm giúp mỗi học sinh đều có thể tự phát huy khả năng của mình.

Bài, ảnh: Nguyễn Yếm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tự hào truyền thống 60 năm Trường THPT Việt Vinh
BHG - Năm học 2024 – 2025 ghi dấu hành trình vẻ vang 60 năm xây dựng, trưởng thành của Trường THPT Việt Vinh (Bắc Quang). Với phương châm giáo dục “Thành người trước khi thành tài” cùng hệ giá trị nhân văn, trí tuệ, trách nhiệm và sáng tạo đã đưa Trường THPT Việt Vinh trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục tỉnh nhà, đóng góp tích cực cho sự nghiệp trồng người cao quý.
07/11/2024
Hiệu quả tăng cường tiếng Việt cho học sinh Đồng Văn
BHG - Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là việc làm cần thiết, bởi đây là tiền đề giúp trẻ học tốt ở các bậc học tiếp theo. Vì vậy, ngÀnh GD&ĐT huyện Đồng Văn đã triển khai đồng bộ nhiều giẢi phÁp, qua đó, chất lượng học tập của trẻ em DTTS ngày càng được nâng cao, học sinh mạnh dạn, tự tin khi đến trường.
06/11/2024
Cô học trò tài năng, xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ
BHG - Đó là em Hoàng Hà Linh, học sinh lớp 7A2, Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Hà Giang. Trong suốt 6 năm học từ cấp I – II, Linh luôn thể hiện rõ hình ảnh của một học sinh rất chuyên cần và năng nổ trong các phong trào. Khi còn học ở cấp I, Linh là Chi đội trưởng, lớp phó học tập. Bước vào cấp II, Linh tiếp tục được tín nhiệm làm lớp phó của lớp. Đặc biệt, với khả năng, sự nhiệt huyết, em được lựa chọn làm Chủ tịch Hội đồng trẻ em cấp tỉnh.
06/11/2024
Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam trao hơn 3,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở sau bão lũ
BHG - Từ ngày 1 - 7.11, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trao kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân thuộc 4 huyện Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần, Mèo Vạc xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống sau hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi). Tham dự có đại diện Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
05/11/2024