Ánh sáng soi đường cho vùng đồng bào thiểu số Hà Giang phát triển: Kỳ cuối: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua

16:13, 20/11/2024

BHG - Có thể nói, những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước không chỉ giúp người dân có động lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà còn tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào tự hào khi có Đảng. Những quyết sách đó mang mục tiêu cao cả, đó là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Những kết quả hiện hữu

Điều đó được chứng minh và thể hiện qua những đổi thay trên mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc. Đến với Hà Giang hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận được sức sống mới trên vùng cao nguyên đá: Những bản làng rực sáng ánh điện; những ngôi nhà mới khang trang được đầu tư xây dựng; những con đường bê tông trải dài đến tận thôn, bản; các loài hoa đua nhau khoe sắc trên những sườn đồi; màu xanh của cỏ, của ngô phủ kín trên đá; các làng văn hóa du lịch được đầu tư xây dựng đẹp đã thu hút được đông đảo du khách biết đến; nhiều hộ chú trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ du lịch; nhiều món ăn đặc sản được bày bán; nhiều lễ hội được bảo tồn, gìn giữ và phát triển.

Hà Giang hôm nay.
Hà Giang hôm nay.

Có được kết quả đó, xuất phát việc thực hiện đúng chủ trương của Đảng, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt và sự lãnh đạo, chỉ đạo của những người đứng đầu cấp, ủy chính quyền địa phương, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đến nay, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh giai đoạn 2019 - 2024 ước đạt 5,59%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng trưởng khá và ổn định qua các năm, ước năm 2024 đạt 40,2 triệu đồng, tăng 34,9% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng, đến năm 2024 ước đạt 14.200 triệu. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 41,8 vạn tấn; giá trị sản phẩm trồng trọt thu hoạch bình quân/ha đất canh tác ước đạt 63,0 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2020. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 19.861,2 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023.

Tỷ lệ hộ nghèo, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm xuống hàng năm. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiếu số và miền núi được nâng cao; quy mô trường, lớp các bậc học được mở rộng, đầu tư khang trang, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống trạm y tế các xã, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện được đầu tư nâng cấp, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ tăng về số lượng và chất lượng, đảm bảo yêu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân…

Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đồng bào các dân tộc luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tham gia tích cực trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhất là vùng dân tộc được củng cố vững chắc; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước… với những kết quả trên đã góp phần tạo cho Hà Giang thương hiệu du lịch “Điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc và được bình chọn là điểm đến khu vực hàng đầu châu Á năm 2024” được đông đảo du khách trong nước, quốc tế biết đến.

Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tham gia cùng lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tham gia cùng lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới.

Thẳng thắn nhìn nhận

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh Hà Giang vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 làm chậm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và đời sống của người dân. Giá cả vật liệu tăng cao. Thiên tai bão lũ gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng và đời sống người dân. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển bị hạn chế do phải thực hiện việc tiết kiệm chi theo quy định và phải đảm bảo cho công tác an sinh xã hội, phòng chống dịch Covid 19. Việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chương trình còn gặp khó khăn do đối tượng, mục tiêu, phạm vi áp dụng của từng chương trình có quy định khác nhau, khả năng huy động các nguồn lực khác để thực hiện còn hạn chế. Kinh tế của tỉnh vẫn còn khó khăn, nguồn thu ngân sách hạn chế, việc bố trí nguồn lực cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung vẫn còn thấp…

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số ngành, địa phương chưa quyết liệt, sâu sát; một số cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chưa linh hoạt, thiếu chuyên nghiệp. Công tác tuyên truyền hiệu quả chưa cao. Việc lập hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới và tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm đặc biệt là nguồn vốn thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc chưa chặt chẽ…

Các giải pháp quan trọng để bứt phá trong thời gian tới

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.(Ảnh: Lan Phương)
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Lan Phương

Với quyết tâm khắc phục khó khăn, tồn tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và vốn đầu tư công và thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia.

Thường trực Tỉnh ủy đã quán triệt, xác định rõ việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đảm bao hoàn thành giải ngân vốn theo quy định, đạt hiệu quả, kiên quyết không để tình trạng có vốn mà không giải ngân được. Phát động phong trào thi đua “60 ngày đêm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư và hoàn thiện giải ngân vốn đầu tư công, 03 chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.

Tiếp tục phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đề cao tinh thần, trách nhiệm, quyết liệt, chủ động, tích cực, sâu sát, cụ thể, nắm chắc tình hình, tiến độ từng dự án; tăng cường kiểm tra hiện trường, chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập; phân công lãnh đạo phụ trách từng dự án để trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc.

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức các đoàn khảo sát, giám sát việc thực thi các chính sách dân tộc và 03 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức các đoàn khảo sát, giám sát việc thực thi các chính sách dân tộc và 03 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kỷ luật, kỷ cương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, nhất là công tác giải ngân vốn. Chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.

Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng đường điện, trạm biến áp cho các thôn bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia; cải tạo và nâng cấp hệ thống điện tại các thôn bản vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo các hộ gia đình được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ đa mục tiêu phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, cấp nước sinh hoạt.

Tiếp tục tham mưu, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xây dựng bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2025 - 2030 và định hướng đến năm 2040.

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ người nghèo, cận nghèo ổn định sinh kế phát triển sản xuất, tạo việc làm để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Nâng cao vai trò của các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng nhu cầu về vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo…

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh mạng lưới các trường, lớp học, cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng trường chuẩn Quốc gia. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho học sinh là người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Nhà nước; công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số...

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp…. Xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; cũng cố an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện tốt chính sách và phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia công tác xây dựng đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Thế hệ trẻ Hà Giang chung tay thực hiện các chính sách dân tộc bảo vệ vững chắc đường biên mốc giới, phên dậu của Tổ quốc.
Thế hệ trẻ Hà Giang chung tay thực hiện các chính sách dân tộc bảo vệ vững chắc đường biên mốc giới, phên dậu của Tổ quốc.

Thực hiện tốt chính sách giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thiết chế đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của đồng bào. Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, Khai thác, phát huy có hiệu quả giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

Mong rằng với những kết quả đạt được sẽ là nền tảng vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập và phát triển.

Lan Phương - Hoàng Huyền (VP HĐND tỉnh)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Phao cứu sinh” của trẻ mất nguồn nuôi dưỡng: Kỳ cuối : Thắp “lửa” yêu thương
BHG - Từ khi Nghị quyết 06 và 17 của HĐND tỉnh ra đời đã có 225/556 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng được hỗ trợ kinh phí hoàn tất thủ tục hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng. Qua đó, không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho gia đình, địa phương nơi trẻ sinh sống mà còn thắp lên ngọn lửa yêu thương, soi đường cho trẻ vững bước trên con đường đời phía trước.
20/11/2024
“Phao cứu sinh” của trẻ mất nguồn nuôi dưỡng: Kỳ 2: Đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý
BHG - Xuất phát từ phong tục, tập quán, đặc điểm vùng dân tộc thiểu số và biên giới nên mỗi năm tỉnh ta có hàng trăm trẻ mồ côi bố hoặc mẹ, người còn lại bỏ đi khỏi địa phương. Mất nguồn nuôi dưỡng từ cha mẹ, trong khi họ hàng thân thích cơ bản thuộc diện nghèo nên đời sống của trẻ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ăn chưa đủ no nên hầu hết các gia đình không thể hoàn tất giấy tờ và nộp phí để cơ quan chức năng tuyên bố mất tích làm cơ sở giải quyết chế độ trợ giúp xã hội.
20/11/2024
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm và làm việc tại tỉnh ta
BHG - Trong hai ngày 18 - 19.11, đoàn công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Giang. Cùng đi có lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế: Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục An toàn thực phẩm, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Bảo hiểm Y tế và Báo Sức khỏe và Đời sống. Dự làm việc cùng đoàn về phía tỉnh Hà Giang có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở Y tế; lãnh đạo các sở, ngành liên quan và đại diện các đơn vị y tế tuyến tỉnh.
20/11/2024
Các trường học tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11
BHG - Chiều 19.11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 – 20.11.2024). Tới dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
20/11/2024