Trường hợp không được tăng lương hưu theo sự điều chỉnh từ 1/7/2025

16:29, 25/09/2024

Sẽ không tăng lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu từ năm 1995 trở đi theo sự điều chỉnh lương hưu năm 2025.

Kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2025) thì sẽ điều chỉnh tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995.

Theo tinh thần của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2024 thì một số người lao động sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu trong thời gian tới.

Căn cứ theo Điều 67 và khoản 2 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động, cụ thể như sau:

- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

- Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Theo đó, kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2025) thì sẽ điều chỉnh tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995.

Việc điều chỉnh này nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Có nghĩa là, chỉ những đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 mới được điều chỉnh lương hưu.

Như vậy, sẽ không tăng lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu từ năm 1995 trở đi theo sự điều chỉnh lương hưu năm 2025.

Trước đó, Nghị định 75/2024/NĐ-CP, đã điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP. Cụ thể:

Từ ngày 1/7/2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;

- Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Theo VTV.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xóa bỏ hủ tục, xây đời sống mới ở Hà Giang: Kỳ 2: “ 3 dám, 4 cùng” xóa hủ tục
BHG - Xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây đời sống mới phồn vinh, hạnh phúc là hành trình nhiều gian nan khi hủ tục đã ăn sâu vào đời sống đồng bào bao đời nay. Nhưng từ chủ trương đúng cùng sự đồng thuận, quyết tâm cao, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng những cá nhân dám “phá rào” xây đời sống mới là nền tảng quan trọng để nếp sống văn minh từng ngày hiện hữu khắp bản làng ở Hà Giang.
25/09/2024
Xóa bỏ hủ tục, xây đời sống mới ở Hà Giang: Kỳ cuối: Chan hòa ánh sáng văn minh
BHG - Quyết sách của tỉnh về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”, làm chan hòa ánh sáng văn minh ở mỗi bản làng. Tuy nhiên, để “phá rào” bền vững, đưa nếp sống văn minh trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người dân vẫn cần những giải pháp quyết liệt, đồng bộ và đột phá.
25/09/2024
Khơi dậy tinh thần “7 dám” của cán bộ chủ chốt cấp xã: Kỳ cuối: Để cán bộ “dám” thực hiện “7 dám”
BHG - Xác định công tác cán bộ là then chốt trong xây dựng Đảng, Tỉnh ủy và các cấp ủy trực thuộc luôn quan tâm quy hoạch, có cơ chế bố trí vị trí việc làm, luân chuyển, đào tạo, bổ nhiệm phù hợp, gắn với “đặt hàng” nhiệm vụ, giao việc khó để thử thách cán bộ. Đó vừa là yêu cầu, vừa là những động lực để cán bộ phát huy năng lực bản thân và “dám” thực hiện “7 dám”.
24/09/2024
Khơi dậy tinh thần “7 dám” của cán bộ chủ chốt cấp xã: Kỳ II: Cuộc “cách mạng” từ tinh thần “7 dám”
BHG - Ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực nào, tinh thần “7 dám” càng sáng lên khi có không ít cán bộ chủ chốt cơ sở dám đương đầu với khó khăn. Những quyết định mang tính bước ngoặt đã tạo nên một cuộc “cách mạng” văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), mở lối phát triển kinh tế, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng thay da, đổi thịt.
24/09/2024