Kết nối cung, cầu thị trường lao động

14:32, 11/06/2024

BHG - Xác định công tác giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong phát triển KT - XH tại địa phương. Thời gian qua, huyện Quang Bình đã triển khai đồng bộ các chính sách tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng sản xuất gắn với thị trường, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động (NLĐ).

Đồng chí Tăng Trung In, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: “Là vùng có nguồn nhân lực dồi dào, huyện đã có sự chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp thiết thực nhằm cụ thể hóa chương trình phát triển thị trường lao động theo đúng định hướng của tỉnh. Qua đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh, tạo thêm cơ hội cho NLĐ có trình độ, tay nghề dễ tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập”. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 12.960 người. Trong đó, lao động đi làm việc ngoài tỉnh là 8.349 người; lao động được tạo việc làm tại địa phương là 4.571 người; xuất khẩu lao động là 41 người.

Văn phòng Mạnh Chiến Autic, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động huyện Quang Bình.
Văn phòng Mạnh Chiến Autic, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động huyện Quang Bình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm còn gặp khó khăn, thách thức do tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng, đại học chưa cao; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn thấp. Hơn nữa, việc tiếp cận, nắm bắt thông tin về thị trường lao động còn hạn chế, việc làm cho NLĐ còn mang tính thời vụ, thiếu ổn định và bền vững. Từ thực trạng trên cho thấy, giải quyết việc làm cần đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp người lao động thay đổi tác phong làm việc, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Với tín hiệu lạc quan, năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có nhiều khởi sắc, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để lao động tìm kiếm việc làm. Mở rộng thị trường lao động gắn với kết nối cung, cầu là một trong những giải pháp chính để các công ty, doanh nghiệp khảo sát số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, nắm bắt được tâm lý, mong muốn của NLĐ và tuyển dụng được lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Ngược lại, NLĐ được gặp gỡ, cung cấp thông tin dịch vụ, tìm hiểu, lựa chọn công việc, học nghề phù hợp với khả năng của bản thân.

Chị Nguyễn Thị Nhàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Khoa học, kỹ thuật Ngân Hà cho hay: “Công ty đặt tại Khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm sợi chất lượng cao xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong tổng số hơn 4.000 công nhân, Công ty có khoảng 200 người lao động ở tỉnh Hà Giang. Đa số NLĐ chịu khó, chăm chỉ, gắn bó lâu dài với Công ty. Hiện nay, chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng thêm 2.000 lao động phổ thông. Làm việc tại đây, công nhân được hưởng các chính sách phúc lợi, lương, thưởng đảm bảo, ổn định cuộc sống. Hội chợ việc làm địa phương vừa tổ chức là cầu nối giúp Công ty tìm được nguồn nhân lực trẻ, bổ sung cho chiến lược phát triển kinh doanh của đơn vị.

Theo vị trí việc làm, hầu hết NLĐ của huyện đi làm việc ngoài tỉnh, chủ yếu thuộc nhóm các ngành, nghề: Dệt may; cơ khí; khai thác than, khoáng sản; điện tử, điện lạnh. Nhờ những công việc đều đặn, sự nỗ lực, cố gắng của NLĐ đã đem lại cho bản thân và gia đình cuộc sống tốt hơn. Anh Hoàng Trung Dũng, tổ 4, thị trấn Yên Bình chia sẻ: “Tôi đi làm công nhân tại Công ty TNHH Panama Bắc Ninh được hơn 5 tháng. Công ty có ký túc xá, khu vui chơi, giải trí, xe đưa đón công nhân. Trung bình 1 tháng tôi làm 22 ngày công, chế độ đãi ngộ tốt, mức lương đạt từ 8 - 10 triệu đồng/tháng, phù hợp với NLĐ”.

Ngoài các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện Quang Bình đang thực hiện Đề án hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo, cận nghèo có lao động đi làm việc ngoài tỉnh theo hợp đồng. Qua đó, giúp NLĐ, đặc biệt là các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

Bài, ảnh: HẠ HÒA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giảm tỷ lệ sử dụng, tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá
BHG - Thời gian qua, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (TL) trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh đã từng bước xây dựng môi trường không khói thuốc. Tiếp tục duy trì đà giảm tỷ lệ hút TL, các cấp, ngành đang tích cực triển khai Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại TL đến năm 2030.
11/06/2024
Tuổi trẻ Quang Bình bản lĩnh, sáng tạo, cống hiến cho quê hương
BHG - Phát huy vai trò tiên phong, xung kích, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) huyện Quang Bình đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực để lại nhiều dấu ấn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bước chân của tuổi trẻ đã in dấu trên khắp mọi nẻo đường, trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, đóng góp sức trẻ cho công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.
11/06/2024
Chiến sỹ Công an huyện Mèo Vạc kịp thời cứu người dân thoát khỏi dòng nước lũ
BHG - Vào khoảng 16h30 chiều 10.6, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ứng trực hỗ trợ du khách vận chuyển hành lý bị mắc kẹt do ảnh hưởng của mưa lũ, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường, cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông trật tự, Công an huyện Mèo Vạc phát hiện 3 công dân của xã Thượng Phùng bị lũ cuốn trôi.
11/06/2024
Huyện Mèo Vạc khẩn cấp di dời 25 hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở
BHG - Những ngày qua, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có mưa to đã gây thiệt hại nhiều nhà ở, hoa màu, công trình công cộng, đường giao thông. Mưa lớn kéo dài cũng gia tăng nguy cơ xảy ra nhiều điểm sạt lở đất, đá, đe dọa cuộc sống người dân. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để đảm bảo an toàn cho người dân vùng nguy cơ bị sạt lở cao, chiều tối ngày 10.6, xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc đã huy động lực lượng "4 tại chỗ" di dời khẩn cấp 25 hộ dân với hơn 125 nhân khẩu thôn Khuổi Roài đến nơi ở an toàn, cùng với đó di dời 3 hộ dân trong xã bị đất đá sạt lở vào nhà. 
10/06/2024