Quang Bình phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong xóa bỏ hủ tục
BHG - Trong thời gian qua, bằng sức trẻ, lòng nhiệt huyết, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Quang Bình hàng ngày đến từng thôn, bản để vận động, tuyên truyền nhân dân tập trung phát triển kinh tế, bài trừ các hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, tạo luồng sinh khí mới góp phần làm diện mạo đời sống nhân dân ngày càng khởi sắc.
Đoàn viên, thanh niên huyện Quang Bình tuyên truyền xóa bỏ hủ tục trên hệ thống loa di động. |
Huyện Quang Bình có 12 dân tộc cùng chung sống hài hòa, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Mỗi dân tộc đều có những tín ngưỡng, tập quán riêng biệt. Tuy nhiên, trong đời sống nhân dân vẫn còn tồn tại một số hủ tục, như: Làm đám hiếu dài ngày; mổ quá nhiều gia súc, gia cầm; tục thách cưới quá cao; uống rượu, bia quá nhiều; tảo hôn và hôn nhân cận huyết… Đã làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế gia đình. Trước thực trạng đó, với vai trò nòng cốt, xung kích, Huyện đoàn Quang Bình xây dựng kế hoạch, quán triệt, thực hiện việc bài trừ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong ĐVTN và nhân dân các dân tộc theo chỉ đạo của cấp trên. Chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc tuyên truyền, vận động, phân tích cho ĐVTN và nhân dân hiểu rõ hơn về tác hại của các hủ tục để từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành động thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nếp sống văn minh.
Cùng đó, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể vận động ĐVTN không mê tín, dị đoan, không cúng bái, bói toán khi ốm đau, khi ốm phải đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời; 100% các đám tang đảm bảo tổ chức theo thời gian Nhà nước quy định; không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không ép hôn, thực hiện văn minh trong việc cưới, không tổ chức đám cưới dài ngày, bỏ bớt một số thủ tục rườm rà; thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Vận động ĐVTN và nhân dân làm chuồng trại nuôi nhốt, không thả rông gia súc, chủ động thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa sạch để phát triển bền vững.
Học sinh Trường PTDT Bán trú THCS Nà Khương tuyên truyền xóa bỏ hủ tục. |
ữ gìn những tinh hoa văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Các lễ hội đặc sắc, trang phục, tiếng nói, chữ viết, các nghề truyền thống; phát huy vai trò của các nghệ nhân, người già, người có tay nghề để truyền dạy cho thế hệ trẻ nghề truyền thống gắn với phục vụ phát triển du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; xây dựng văn hóa các dân tộc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa; 100% hộ gia đình dân tộc thiểu số có nhà vệ sinh, nhà tắm; phát huy nội lực, ý thức tự lực vươn lên của đồng bào, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp, đầu tư của nhà nước.
Với tinh thần xung kích, năng động, tích cực tham gia bài trừ hủ tục, anh Ma Văn Nhìn, Bí thư Chi đoàn thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng, chia sẻ: Trên địa bàn thôn có nhiều đồng bào cùng sinh sống, lúc đầu tuyên truyền để người dân xóa bỏ các tập quán lạc hậu gặp nhiều khó khăn vì những tập quán lạc hậu đã đi vào tiềm thức của nhiều người, nhận thức còn hạn chế. Với quan điểm “mưa dầm thấm lâu” để người dân nghe, dân hiểu về ảnh hưởng của hủ tục đến kinh tế gia đình, tôi cùng các đoàn thể trong thôn thường xuyên tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc. Dần dần người dân đã thay đổi, xóa bỏ được các hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh.
Đồng chí Bùi Văn Quý, Bí thư Huyện đoàn Quang Bình, cho biết: Nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của ĐVTN và nhân dân các dân tộc về công tác bảo tồn, duy trì và phát triển những nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng truyền thống; đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền góp phần đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hủ tục trong đồng bào các dân tộc, huyện đoàn tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt đến ĐVTN thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của T.Ư, của tỉnh, huyện về xóa bỏ dần các hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh; xác định rõ những hủ tục còn tồn tại, những văn hóa truyền thống bị mai một để đưa ra các giải pháp tuyên truyền phù hợp; chú trọng phương pháp tuyên truyền sinh động, đa dạng, như: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa truyền thanh không dây, loa di động, sân khấu hóa, pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tổ chức các hội thảo, hội thi...
Bài, ảnh: Hoàng Tuyến
Ý kiến bạn đọc