Chủ động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

09:51, 09/06/2021

BHG - Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, hệ thống sông, suối nhiều... đây là những yếu tố nguy hiểm nếu như xảy ra các hiện tượng thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN và PTDS) tỉnh, trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 25 đợt mưa, lũ quét, sạt lở đất; làm chết 14 người, 20 người bị thương; làm hư hỏng 7.485 ngôi nhà và nhiều tài sản khác, ước thiệt hại trên 840 tỷ đồng.

Người dân xã Việt Lâm (Vị Xuyên) giúp nhau dựng lại nhà sau bão. Ảnh: TƯ LIỆU
Người dân xã Việt Lâm (Vị Xuyên) giúp nhau dựng lại nhà sau bão. Ảnh: TƯ LIỆU

Từ đầu năm 2021 đến nay, thiên tai làm 1 người bị thương và làm thiệt hại gần 11 tỷ đồng. Dự báo từ nay đến cuối năm 2021, tình hình thời tiết còn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là những hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa đá kèm theo giông sét, mưa to kéo dài có thể dẫn đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất rất nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Đồng chí Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh cho biết: Theo dự báo, tình hình thời tiết năm 2021 diễn biến rất phức tạp; để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp: Xây dựng Kế hoạch PCTT&TKCN giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông; tăng cường tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai cho các cấp, ngành và người dân; thí điểm nâng cao năng lực đội xung kích đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT tại chỗ tại huyện Hoàng Su Phì; diễn tập ứng phó mưa, lũ và TKCN; quy tụ các hộ dân sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới về sống tập trung  nơi an toàn gắn với xây dựng Nông thôn mới…

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, tuy nhiên công tác PCTT, TKCN, đặc biệt là công tác khắc phục hậu quả thiên của tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc: Hiện, tỉnh chưa thành lập Văn phòng thường trực chuyên trách ở cấp tỉnh do khó khăn trong việc bổ sung biên chế, nhân sự và việc chưa bắt buộc thành lập cơ quan chuyên trách tại Nghị định 160/NĐ-CP. Định mức hỗ trợ của Trung ương đối với một số loại thiệt hại thấp. Công tác quy tụ dân cư và di dời các hộ dân có nhà bị thiệt hại do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi ở mới rất khó khăn do nhận thức, tập quán, thói quen, sinh kế... Nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn, yếu và thiếu về kiến thức, kỹ năng, thông tin dự báo, cảnh báo và cơ sở vật chất cho khả năng tự vệ, PCTT; nguồn lực cho công tác PCTT, TKCN còn hạn chế...

Trước những khó khăn trên, Ban Chỉ đạo PCTT, TKCN và PTDS tỉnh đã có những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và các bộ, ngành liên quan như: Sớm phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Có chính sách hoặc cơ chế hỗ trợ cụ thể cho những hộ trong vùng thiên tai theo hình thức xen ghép ổn định tại chỗ với mức 90 triệu đồng/nhà để di chuyển đến nơi ở mới an toàn; bố trí kinh phí triển khai các dự án bố trí ổn định dân cư, qua rà soát tỉnh ta còn 5.550 nhà cần thực hiện trong giai đoạn 2021-202. Hàng năm quan tâm bố trí nguồn lực cho địa phương thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ các phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt phương tiện, thiết bị đặc thù, phù hợp địa hình miền núi. Hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá sạt, trượt, sụt lún tại trung tâm các huyện Xín Mần, Mèo Vạc, đồng thời hỗ trợ kinh phí để khắc phục - Đồng chí Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh cho biết thêm.  

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sáng 9-6: Thêm 64 ca nhiễm Covid-19 mới

12 giờ qua, Việt Nam ghi nhận thêm 64 ca mắc mới (BN9159-9222) bao gồm 23 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Long An (1) và 41 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (24), Bắc Ninh (17) đều là các ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

09/06/2021
Gia tăng người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp

BHG - Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - TBXH), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thấp nghiệp (TCTN) có dấu hiệu gia tăng.

09/06/2021
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch và phòng, chống tai nạn thương tích

BHG - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích (TNTT), tai nạn đuối nước trẻ em. Thời gian qua, Tỉnh đoàn và chính quyền địa phương đã và đang tích cực triển khai các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất trẻ em bị TNTT và nhiễm dịch bệnh. 

09/06/2021
Học sinh bán phế liệu ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19

BHG - Ngày 7.6, 3 em học sinh ở thành phố Hà Giang là: Phạm Gia Phú (trường THCS Ngọc Hà), Đinh Thị Thu Huệ (trường TH Hồng Quân) và Dương Bảo Ngọc (trường TH Trần Phú) đã ủng hộ số tiền 500.000 đồng cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang.

08/06/2021