Quan tâm chăm sóc Người cao tuổi

07:54, 07/06/2018

BHG - Hiện nay, dân số tỉnh ta chưa bị “già hóa”, nhưng số Người cao tuổi (NCT) tăng nhanh theo từng năm đã và đang đặt ra những thách thức lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội. Chính vì vậy, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT trong tỉnh góp phần thực hiện tốt Chương trình hành động Quốc gia về NCT, Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; tỉnh ta đã triển khai thực hiện “Đề án chăm sóc sức khỏe cho NCT trên địa bàn toàn tỉnh”, bước đầu có những chuyển biến trong công tác đảm bảo sức khỏe cho NCT tỉnh nhà.

Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Hà Giang phát thuốc cho Người cao tuổi.
Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Hà Giang phát thuốc cho Người cao tuổi.

Theo thống kê của Sở Y tế, tính đến hết năm 2016, dân số tỉnh ta trong các nhóm 60 tuổi trở lên chiếm 7,51% và 65 tuổi trở lên chiếm 5,21% tổng dân số. Trong đó, 80% NCT vẫn phải tự làm việc để kiếm sống hoặc nhờ vào sự nuôi dưỡng của con, cháu và 81,2% thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. NCT lại thường hay mắc bệnh; tình trạng bệnh tật ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hòa nhập cộng đồng. Một bộ phận NCT trong tỉnh, nhất là ở các khu vực nông thôn, các xã vùng sâu, vùng xa chưa có thói quen khám bệnh định kỳ; vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. Hệ thống y tế - lão khoa chưa đầy đủ, trang, thiết bị thiếu thốn, công tác quản lý, tư vấn chăm sóc sức khỏe NCT ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Với 90% NCT của tỉnh tập trung ở vùng nông thôn, kiến thức chăm sóc sức khỏe NCT của người chăm sóc và bản thân NCT còn rất hạn chế. Đây là thách thức lớn đối với việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho NCT.

Bằng nhiều biện pháp tích cực như: Truyền thông vận động và giáo dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe NCT; nói chuyện chuyên đề tại các xã, phường, thị trấn; lồng ghép vào các cuộc hội thảo, hội nghị,… cán bộ y tế xã, thôn, cộng tác viên dân số tuyên truyền hàng tuần, tư vấn cho các hộ có NCT về các nội dung chăm sóc sức khỏe NCT; xây dựng và duy trì các CLB chăm sóc sức khỏe NCT với mỗi xã ít nhất 1 CLB; tổ chức các hoạt động sinh hoạt CLB để hướng dẫn NCT rèn luyện, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh. Tỉnh cũng đã tích cực triển khai các chính sách và có các hoạt động cụ thể để chăm sóc sức khỏe NCT như: Cấp phát thẻ Bảo hiểm Y tế cho 97,82% NCT; 100% NCT trong các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được cấp phát thẻ Bảo hiểm Y tế miễn phí; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT được 88.881 lượt; điều trị nội trú cho 19.546 lượt NCT; khám bệnh mãn tính được 39.559 lượt NCT; số NCT được lập theo dõi quản lý sức khỏe là 48.805 người; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc và tự chăm sóc sức khỏe NCT cho 67.446 lượt người... Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện rõ rệt.

Thành phố Hà Giang là đơn vị đi đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT. Chị Dương Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thành phố cho biết: Công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm và cũng đã thực hiện từ lâu. Đến nay, được sự hướng dẫn, chỉ đạo và phân công, chúng tôi đã thực hiện công tác này khá hiệu quả, thông qua nhiều hình thức như: Phối hợp cùng Trung tâm y tế tiến hành khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho NCT,... Qua đó có thể nâng cao nhận thức, tạo nên phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe NCT; nâng cao sức khỏe NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của NCT; đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức khám, chữa bệnh phù hợp... Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác này, từng bước đảm bảo NCT trên địa bàn thành phố nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung được chăm sóc tốt nhất”.

Bài, ảnh: MY LY


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chị Nguyễn Thị Hòa làm giàu từ nghề may trang phục dân tộc

BHG - Đam mê với nghề may cùng đôi tay khéo léo, chị Nguyễn Thị Hòa, thôn Nà Quạc, xã Phú Nam (Bắc Mê) đã biến trang phục dân tộc mình thành sản phẩm hàng hóa được thị trường ưa chuộng. Hiện, sản phẩm của chị có mặt tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn... Những bộ trang phục đẹp, cầu kỳ của người Tày đã giúp chị phát triển kinh tế gia đình và tạo nguồn thu nhập cho nhiều chị em trên địa bàn.

 

07/06/2018
Thực hiện Đề án Quy tụ dân cư ở Mèo Vạc

BHG - Mèo Vạc là địa phương thường xuyên gánh chịu thiên tai do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình khắc nghiệt. Hàng năm, không ít gia đình luôn phải sống trong tình cảnh bất ổn do lo sợ sạt lở đất, đá và mưa lũ. Để giúp các gia đình yên tâm lao động sản xuất, huyện Mèo Vạc đã và đang tích cực đẩy mạnh thực hiện Đề án Quy tụ dân cư theo kế hoạch của UBND tỉnh.

 

06/06/2018
Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo

BHG - Những năm qua, dưới sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể; tỉnh ta đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng và tôn giáo; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tôn giáo với trên 25 nghìn tín đồ đăng ký sinh hoạt ở 11 huyện, thành phố. 

06/06/2018
Yên Minh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2018

BHG - Chiều ngày 5.6, huyện Yên Minh đã tổ chức Lễ mít - tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới năm 2018. Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo đại diện Huyện ủy, HĐND UBND huyện; lãnh đạo, cán bộ, công chức các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện; cấp ủy, chính quyền thị trấn Yên Minh và đông đảo nhân dân.

 

06/06/2018