Nâng cao trách nhiệm quản lý xây dựng, san ủi mặt bằng ở Hoàng Su Phì

09:19, 09/03/2018

BHG - Hoàng Su Phì – huyện đặc biệt khó khăn, địa hình đồi núi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, thường xuyên xảy ra sạt, lở, rất thiếu mặt bằng xây dựng. Đây là nguyên nhân khiến những vi phạm trong lĩnh vực đất đai, san ủi mặt bằng, lấn chiếm hành lang đường, xây dựng nhà kiên cố trên đất nông nghiệp… thường xuyên xảy ra.

Nguy cơ sạt, lở xảy ra rất cao do nhiều hộ dân thị trấn Vinh Quang tự ý san, ủi mặt bằng.
Nguy cơ sạt, lở xảy ra rất cao do nhiều hộ dân thị trấn Vinh Quang tự ý san, ủi mặt bằng.

Theo Kết luận thanh tra số 100 ngày 5.10.2017 của UBND huyện Hoàng Su Phì, từ năm 2014 đến tháng 8.2017, tại xã Bản Luốc, Ngàm Đăng Vài, Sán Sả Hồ, Thàng Tín và thị trấn Vinh Quang có 35 trường hợp vi phạm xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; 256 hộ vi phạm lấn chiếm hành lang đường; 60 trường hợp vi phạm san ủi mặt bằng. Đặc biệt, các sai phạm chủ yếu tập trung ở những khu đông dân cư và nhiều nhất là thị trấn Vinh Quang.

Ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc tổ 3, thị trấn Vinh Quang  gần hoàn thiện phần thô, mới bị đình chỉ thi công.
Ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc tổ 3, thị trấn Vinh Quang gần hoàn thiện phần thô, mới bị đình chỉ thi công.

Nguyên nhân các vi phạm trong quản lý đất đai ở Hoàng Su Phì chủ yếu do thiếu mặt bằng xây dựng. Tuy nhiên, sự thiếu quản lý và chưa cương quyết của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn khiến số vụ vi phạm ở các địa phương có chiều hướng tăng theo từng năm. Hình thức xử lý với các cá nhân, gia đình vi phạm chủ yếu là nhắc nhở, đình chỉ hoạt động xây dựng, san đào đất nhưng không thường xuyên kiểm tra nên chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”. Thị trấn Vinh Quang có nhiều trường hợp vi phạm nhất, nhưng trong 4 năm chưa xử phạt được trường hợp nào.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vinh Quang, Lý Ngọc Sơn thẳng thắn thừa nhận công tác quản lý, theo dõi, cấp phép việc san ủi mặt bằng, xây dựng nhà ở trên địa bàn thị trấn còn lỏng lẻo, chưa quyết liệt. Nhưng nó có một số nguyên nhân như: Công tác tham mưu của cán bộ địa chính thị trấn chưa hiệu quả; việc quản lý hành lang đường gặp một số khó khăn, khi hầu hết mặt bằng xây dựng dọc các tuyến đường rất hẹp. Bên cạnh đó, các quy định về hành lang đường mới được thay đổi, công tác phối hợp với các phòng, ban chuyên môn trong lĩnh vực này cũng chưa tốt, chưa hiệu quả.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước, ông Nguyễn Văn Phong, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường Hoàng Su Phì, cho biết: “Năm 2017, chúng tôi đã tham mưu cho huyện ban hành văn bản quy định tạm thời về việc san ủi mặt bằng. Tuy nhiên, huyện không thể ban hành bởi đây là văn bản quy phạm pháp luật cần có căn cứ pháp lý từ các văn bản của cấp trên. Nhưng đến thời điểm này, tỉnh và T.Ư chưa có văn bản cụ thể, chuyên biệt về quản lý san ủi mặt bằng. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu tư vấn cho các xã, thị trấn quản lý việc san ủi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quy định khác trong lĩnh vực xây dựng…”.

Việc san ủi mặt bằng không đúng mục đích sử dụng, không đúng theo diện tích được cấp phép, quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng lấn chiếm đất, hành lang giao thông, hay xây dựng công trình kiên cố trên đất nông nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, đời sống sinh hoạt của người dân, còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt, lở cao. Hơn nữa, một số trường hợp lấn chiếm diện tích đất của các hộ dân khác gây nên khiếu kiện, tranh chấp khiến công tác quản lý đất đai ở địa phương gặp không ít khó khăn. Đơn cử, từ năm 2014 đến nay, ở 5 xã, thị trấn mới được thanh tra có tới hơn 40 vụ việc tranh chấp đất đai dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

Vẫn biết đối với địa phương khó khăn về mặt bằng xây dựng như Hoàng Su Phì thì việc tranh chấp, lấn chiếm, cố tình xây dựng trái phép trước rồi hợp thức hóa sau khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu cấp ủy, chính quyền các địa phương sâu sát, nắm bắt tình hình, phát hiện và xử lý vi phạm kịp thời, cương quyết sẽ không nảy sinh những phức tạp.

Bài, ảnh: Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuân về trên bản Đán Khao Mới

BHG - 13 hộ dân, với gần một trăm khẩu thôn Đán Khao, xã Bản Ngò, huyện Xín Mần đã phải di dời khẩn cấp cuối năm 2007, đầu năm 2008. Sau 10 năm tái định cư tại nơi ở mới (Đán Khao Mới), cuộc sống đã thực sự đổi thay... Tôi tìm đến nhà ông Ly Sèn Chỉ, người đầu tiên vận động gia đình di chuyển ra khỏi vùng nguy cơ sạt, lở mùa mưa năm 2007. Vẫn dáng nhanh nhẹn khi xưa, ông Chỉ vui vẻ: Tết qua, làng Đán Khao Mới no đủ, nhiều rượu, nhiều thịt treo lắm. Cầm chén rượu trên tay, cái vị cay nồng như thể làm cho Xuân này ấm hẳn lên. 

28/02/2018
Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Quang tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

BHG - Thời gian qua, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Quang đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về công tác bảo vệ, phát triển rừng; tăng cường các biện pháp quản lý lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

 

08/03/2018
Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh và Chi nhánh Viettell Hà Giang Viếng Anh hùng Liệt sỹ tại Nhà tưởng niệm 468

BHG - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ. Sáng  ngày 8.3, Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Hội Phụ nữ Chi nhánh Viettell Hà Giang tổ chức Lễ viếng Anh hùng Liệt sỹ tại Nhà tưởng niệm trên điểm cao 468 thuộc thôn Nậm Ngặt xã Thanh Thủy huyện Vị Xuyên.

 

08/03/2018
Chủ tịch Hội Phụ nữ phường năng động phát triển kinh tế

BHG - Là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Ngọc Hà, chị Hoàng Thị Dung luôn băn khoăn, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế cho chị em hội viên (HV). Chính điều này, đã thôi thúc chị mạnh dạn đầu tư thử nghiệm mô hình trồng nấm Mỡ tại gia đình. Sau thời gian thử nghiệm, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để chị em HV học tập và làm theo.

 

08/03/2018