Như trong chuyện cổ tích

10:44, 26/02/2018

BHG - Nhìn cháu Ly Chương Bình (7 tuổi), hồn nhiên tham gia các hoạt động như các bạn cùng lớp 1A2, Trường Tiểu học Văn Yên, Quận Hà Đông (Hà Nội), nếu như không được giới thiệu trước, ít ai tin là cháu chưa từng bị bệnh và vừa được ghép phổi.

Bình là con trai thứ 2 của vợ chồng chị Phàn Thị Tâm (sinh 1993) và anh Ly Cù  Giàng (sinh 1989), trú tại thôn Na Cạn, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ). Từ lúc sinh ra được 2 tháng, Bình đã có biểu hiện khò khè, khó thở, khi khóc to người tím tái. Tới 3 tuổi, bệnh tình đã nặng, anh chị mới đưa con đi viện khám, chữa mãi không khỏi. Năm 2016, hai vợ chồng lại đưa con về Bệnh viện Đa khoa tỉnh, rồi được chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đó chuyển tới Bệnh viện Quân Y 103. Các bác sĩ của Bệnh viện Quân Y 103 và Bệnh viện Nhi Trung ương, đã chẩn đoán và kết luận: Cháu bị giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi, biến chứng suy hô hấp, suy dinh dưỡng độ III, tâm phế mạn, nếu không ghép phổi sớm thì cháu bé sẽ không tồn tại được. 

2 mẹ con cháu Ly Chương Bình và các cán bộ bác sỹ HVQY Thiếu tá Nguyễn Thành Chung (ngoài cùng bên phải )
2 mẹ con cháu Ly Chương Bình và các cán bộ bác sỹ HVQY Thiếu tá Nguyễn Thành Chung (ngoài cùng bên phải )

Để chuẩn bị cho ca ghép, trước đó, Học viện Quân Y đã cử cán bộ đi học tập, trao đổi kinh nghiệm ghép phổi trên người tại Bệnh viện Đại học Okayama; đồng thời phối hợp Ban CHQS huyện Quản Bạ, chính quyền địa phương nhiều lần tư vấn, vận động gia đình thực hiện ghép phổi cho cháu. Từ nhiều năm trước, Bệnh viện Quân Y 103 đã thành công ghép thận, ghép gan, ghép tim, ghép tụy thận và đây lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca ghép phổi từ người cho còn sống.

Đại tá Nguyễn Tùng Linh, Trưởng Phòng Khoa học Quân sự (Học viện Quân Y)  cho biết: Xác định là ca mổ phải thành công 100%, nên các bác sĩ của kíp mổ đã chuẩn bị chu đáo và nỗ lực hết sức mình. Tất cả các khâu tiến hành ca ghép của 3 kíp mổ đều hoạt động đồng thời, thực hiện một cách chuẩn xác, nhịp nhàng, với sự tham gia của chuyên gia Nhật Bản cùng hơn 100 Y, Bác sĩ của Bệnh viện 103 và Học viện Quân Y. Ca ghép phổi cho Ly Chương Bình kéo dài hơn 10 giờ (từ 7h30 giờ sáng đến 17h30, ngày 21.2). Để thực hiện, ca ghép đã cắt bỏ toàn bộ 2 lá phổi của cháu, sau đó lấy 1 thùy phổi từ bố và 1 thùy từ bác ruột cháu Bình (anh Ly Cù Toan, sinh 1987) để ghép cho cháu.

Cũng theo Đại tá Nguyễn Tùng Linh: Ngoài sự quyết tâm, sự phối hợp ăn ý của ca ghép, một trong những điều quan trọng trong thành công của ca ghép là chọn phổi khỏe để ghép. Rất may trong ca ghép này, tỷ lệ hòa hợp rất cao. Sau hai ngày lấy phổi ra khỏi lồng ngực, phần phổi còn lại của cả 2 người hiến phổi đã giãn ra chiếm đầy khoang phổi, thực hiện chức năng hô hấp bình thường. Việc ghép phổi cũng gặp nhiều khó khăn: phổi không giống các tạng khác, là cơ quan hô hấp đảm bảo oxy cho cơ thể ghép phổi là một trong những phẫu thuật cực khó do dễ nhiễm khuẩn, công tác khử khuẩn phòng mổ và công tác hậu phẫu không đảm bảo vô trùng thì ca ghép sẽ thất bại. Do đó, việc khử khuẩn phòng mổ được đặc biệt coi trọng.

Thiếu tá Nguyễn Thành Chung,  Phòng Khoa học Quân sự (Học viện Quân Y), cho biết: Sau ca ghép, cháu Bình được Bệnh viện Quân Y 103 cho chế độ ăn uống đặc biệt. Cháu tăng hơn 10kg so với trước khi mổ; các thông số mạch, huyết áp đều bình thường. Hiện cháu chỉ còn phải sử dụng một vài loại thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội sau ghép và thuốc chống thải ghép.  Để tiếp tục theo dõi và giữ  ổn định sức khỏe cho cháu, bệnh viện cho cháu ở lại một thời gian. Do đó, tạo thuận lợi cho gia đình trong việc điều trị và chăm sóc cho cháu Bình, Bệnh viện Quân Y 103 đã cho mẹ cháu làm hợp đồng một thời gian tại bệnh viện...

  Cô Hoàng Thị Thu Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A2, Trường Tiểu học Văn Yên, Quận Hà Đông (Hà Nội), cho biết: Lớp có 60 học sinh, các bạn trong lớp rất quý mến Bình, bởi cháu ngoan rất chăm học, không mặc cảm mà hòa đồng với các bạn. Cháu khỏe, chạy nhảy và cũng nghịch như các bạn. Bình hay kể cho các bạn nghe về gia đình mình, về quê hương Bát Đại Sơn. Là trường hợp đặc biệt, Bình được nhà trường miễn hoàn toàn các khoản đóng góp, như: học phí, may quần áo đồng phục. Giáo viên, học sinh trong trường cũng ủng hộ người cuốn sách, quyển vở, người cái bút, đồ dùng học tập cho cháu. Môn Toán có chậm hơn, nhưng môn Tiếng Việt thì Bình khá trôi chảy, viết chữ rất đẹp.

Trong căn phòng do bệnh viện giành cho 2 mẹ con ở, chị Phàn Thị Tâm, tâm sự: Gia đình em mừng lắm, khi thấy con, cháu ăn uống tốt, vui chơi suốt ngày, thở như người bình thường, điều mà trước đây chưa bao giờ có. Mọi chi phí của ca ghép tạng và quá trình điều trị cho cháu Bình cũng như bố và bác của cháu đều được Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103 miễn phí. Bệnh viện còn tài trợ ăn hàng ngày và chỗ ở cho 2 mẹ con khi cháu đã được đi học. Cháu được đi học ở trường, cũng là do bác Chung (Thiếu tá Nguyễn Thành Chung), xin giúp. Gia đình em không bao giờ quên công ơn các bác sĩ đã tận tình cứu chữa cho con em.

Đã đến giờ học chiều, vẫy bàn tay nhỏ mũm mĩm, Bình cười tươi “Con xin phép vào học”. Nhìn Ly Chương Bình hòa với các bạn trong lớp, chúng tôi thật xúc động khi chị Phàn Thị Tâm, chia sẻ: Cả gia đình em vẫn thấy như đang trong giấc mơ. Sự cải tử hoàn sinh kỳ diệu của y học từ đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Quân Y 103, Học viện Quân Y- những “Bộ đội Cụ Hồ” mang đến, đã giúp con của em  được tái sinh.

Bài, ảnh: Đặng Hoa Sim


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần sửa lại biển chỉ dẫn

BHG - Tại 2 đầu cầu Km 18 Yên Định (Bắc Mê) có cắm biển phân luồng tải trọng cho xe ô - tô khi đi qua cầu mới và cầu cũ (cầu yếu). Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, biển cắm 2 đầu cầu lại giống nhau. Theo chỉ dẫn trên biển, khi đi từ thành phố Hà Giang vào Bắc Mê, xe trên 10 tấn sẽ đi cầu mới, (Ảnh 1) xe dưới 10 tấn đi cầu cũ. Nhưng đi từ Bắc Mê ra thành phố Hà Giang, xe trên 10 tấn lại đi qua cầu cũ, xe dưới 10 tấn đi cầu mới.

24/02/2018
Ẩn trong lời nói, hành động là cả tấm lòng yêu thương

BHG - Tầng 4, khu nhà D, Bệnh viện Đa khoa Hà Giang là nơi 24/24 giờ tập thể y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Nhi luôn sẵn sàng đón tiếp, chăm sóc bệnh nhân. Đây cũng là nơi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ cho bao gia đình khi con, em họ được tập thể Khoa tận tình cứu chữa. Với tinh thần cố gắng, nỗ lực, hết mình vì người bệnh, những năm qua, các thầy thuốc ở Khoa Nhi, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững niềm tin của người bệnh với ngành Y tế nói chung, với tập thể Khoa Nhi nói riêng.

 

23/02/2018
Kinh nghiệm xã hội hóa trong xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở Quản Bạ

BHG - Với sự nỗ lực trong công tác xã hội hóa giáo dục, toàn huyện Quản Bạ có 13/40 trường học đạt chuẩn Quốc gia. năm 2017, huyện thêm 2 trường Tiểu học xã Quyết Tiến và Mầm non xã Quản Bạ được công nhận đạt chuẩn quốc gia là những tín hiệu đáng mừng trong công tác giáo dục ở đây.

 

23/02/2018
Công đoàn Mèo Vạc đẩy mạnh các phong trào thi đua

BHG - Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) của các cấp Công đoàn huyện Mèo Vạc có nhiều đổi mới về cả nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện. Do đó, các phong trào thi đua phát triển sâu, rộng, góp phần cổ vũ, động viên đông đảo CNVCLĐ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong thực hiện nhiệm vụ.

 

23/02/2018