Ấn tượng Lễ hội Bò vàng huyện Mèo Vạc

09:59, 09/12/2017

BHG - Mặc dù mưa phùn, thời tiết rét đậm dưới 7 độ C, song ngay từ sáng sớm, tại trung tâm huyện Mèo Vạc - không gian chính diễn ra Lễ hội Bò vàng đã sôi động với sự chuẩn bị chu đáo của các đoàn tham gia. Các chủ bò nhanh chóng cho những chú bò tập kết vào vị trí quy định. Trong khuôn khổ Lễ hội Bò vàng huyện Mèo Vạc lần thứ nhất, các đại biểu và du khách thập phương đã được trải nghiệm, tìm hiểu vai trò, giá trị của những chú bò vàng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng nhân dân các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Không chỉ góp phần tạo sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, bò vàng Mèo Vạc còn đang là thương hiệu nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.

Du khách chiêm ngưỡng các chú bò tham gia Lễ hội.
Du khách chiêm ngưỡng các chú bò tham gia Lễ hội.

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ III, năm 2017, tại Lễ hội Bò vàng (được tổ chức cuối tháng 11 vừa qua) có nhiều cặp bò được lựa chọn từ các xa, thị trấn trên địa bàn huyện. Lễ hội diễn ra hai phần thi chính là phần thi bò khỏe, bò đẹp và phần thi bò cày khỏe. Các chú bò tham gia Lễ hội được lựa chọn kỹ lưỡng và là các chú bò đực địa phương không chỉ có ngoại hình đẹp mà còn khỏe mạnh. Tham gia hội thi còn có những cặp bò mẹ và bê con được sinh ra thông qua thụ tinh nhân tạo. Trong phần thi bò đẹp, những chú bò miền đá quanh năm quen với cày nương trên núi đá nhưng hôm nay đã có những bước đi mạnh mẽ, uyển chuyển trước đông đảo du khách. Trong phần thi bò cày khỏe, mỗi chú bò đã kết hợp với chủ của mình một cách rất ăn ý để thực hiện những đường cày vừa thẳng mà lại không bị đứt quãng. Kết thúc phần thi bò cày, Ban giám khảo đã chấm điểm dựa trên các tiêu chí: Thời gian cày nhanh, đường cày đều, không bị đứt quãng.

Qua các hoạt động trong hội thi đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tạo ra bầu không khí lao động sản xuất, tạo điều kiện để nông dân vùng cao giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh trong phát triển chăn nuôi gia súc, tạo động lực phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi bò hàng hóa.

Mặc dù trong thời điểm diễn ra Lễ hội thời tiết lạnh buốt nhưng đông đảo du khách vẫn hòa mình vào không khí Lễ hội Bò vàng, trải nghiệm các hoạt động văn hóa của nhân dân các dân tộc, được thưởng thức ẩm thực bò thảo dược (bò ngủ trong màn, ăn thảo dược và nghe nhạc); tham quan, mua sắm các sản phẩm truyền thống địa phương; xem triển lãm ảnh bò vàng Mèo Vạc; chụp ảnh lưu niệm, tham gia trò chơi truyền thống tại khu vực cánh đồng hoa Tam giác mạch; thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc do nghệ nhân dân gian các xã, thị trấn biểu diễn…

Lễ hội Bò vàng và các hoạt động trên được diễn ra đã tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi du khách thập phương khi được trải nghiệm. Qua đó, giúp du khách hiểu hơn về đời sống sinh hoạt của các dân tộc anh em trên Cao nguyên Đá Đồng Văn. Bên cạnh đo, các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2017 được tổ chức còn mang ý nghĩa thiết thực chào mừng 55 năm ngày thành lập huyện Mèo Vạc (15.12.1962 – 15.12.2017).

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

BHG - Sáng 8.12, Ủy ban Quốc gia (UBQG) phòng chống, ma túy, mại dâm tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai công tác năm 2018. Dự hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam, phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBQG phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương; Tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh tham dự.

08/12/2017
Hoàng Su Phì tăng cường quản lý thị trường hàng hóa

BHG - Thời điểm cuối năm, thị trường hàng hóa thường xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn để tiêu thụ; nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa. Để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 huyện Hoàng Su Phì đã và đang tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

08/12/2017
Kết quả thực hiện ủy thác cho vay qua các hội, đoàn thể ở thị trấn Yên Bình

BHG - Thị trấn Yên Bình là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội của huyện  Quang Bình, thị trấn có tổng diện tích tự nhiên là 4.750 ha, được chia thành 6 thôn, bản và 5 tổ dân phố, với tổng số 1.331 hộ, 5594 khẩu, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống; hầu hết người dân ở đây sống bằng nghề làm ruộng, chăn nuôi và trồng trọt. Trong thời gian qua, các hội, đoàn thể của thị trấn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ cho các hộ nghèo để có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; 

08/12/2017
"Điểm tựa" cho thanh niên Yên Minh lập thân, lập nghiệp

BHG - Trong thời gian qua, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện Yên Minh đã được "trợ lực" kịp thời để vươn lên phát triển kinh tế, mạnh dạn khởi nghiệp; trở thành "điểm tựa" làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Hà Văn Ngọc, tại tổ 1 thị trấn Yên Minh, chúng tôi khá ấn tượng bởi quy mô của mô hình kinh tế mà anh cùng các bạn đang thực hiện.

08/12/2017