Thanh niên Hà Giang chung tay hội nhập

08:10, 14/02/2017

BHG- Trong bối cảnh hiện nay, với định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hoạt động khởi nghiệp (KN) của thanh niên (TN) đang có nhiều chuyển biến tích cực và nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Tại Hà Giang, phong trào TN KN đang được khởi động mạnh mẽ và có sức lan tỏa rộng lớn. Tuy nhiên, việc KN của TN ở một tỉnh nghèo miền núi như tỉnh ta là điều không dễ, đặc biệt khi đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới, điều này tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho TN.

Lãnh đạo Tỉnh đoàn Hà Giang và Đoàn TNCS châu Vân Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) ký kết Biên bản Hội đàm hợp tác giao lưu, ngày 10.10.2016. Ảnh: CTV
Lãnh đạo Tỉnh đoàn Hà Giang và Đoàn TNCS châu Vân Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) ký kết Biên bản Hội đàm hợp tác giao lưu, ngày 10.10.2016. Ảnh: CTV

Cơ hội “đổi đời” cho thanh niên

Hà Giang là tỉnh địa đầu Tổ quốc, ấn tượng với du khách bởi sự đa dạng văn hóa của 23 dân tộc anh em, du lịch và nhiều đặc sản như: Cam, chè... đã có mặt ở thị trường trong và ngoài nước. Đó là niềm tự hào, cũng là điều kiện tốt để nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Hà Giang tăng cường mối quan hệ giao lưu với các tỉnh bạn và trong nước, cùng chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN.

Kể từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Di sản văn hóa, Công viên Địa chất toàn cầu năm 2010, lượng khách du lịch đến với Hà Giang liên tục tăng, vai trò rất lớn của TN trong việc quảng bá hình ảnh của tỉnh sẽ góp phần thúc đẩy ngành Du lịch phát triển. Hiện nay, TN Hà Giang từ 16 đến 30 tuổi có hơn 200.000 người, chiếm 25% dân số, chiếm 45% lực lượng trong độ tuổi lao động của tỉnh. Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có 1.290 doanh nghệp, trong đó số TN đứng tên đại diện là 124 doanh nghiệp, có trên 500 hộ đăng ký kinh doanh, 181 mô hình kinh tế TN có hiệu quả, 16 gương TN được T.Ư Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của cho phép người lao động di chuyển trong khu vực, đồng nghĩa lao động Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh việc làm từ lao động các nước. Sự thay đổi từ hệ thống đào tạo các trường chuyên nghiệp, bản thân người học, những lao động trẻ có cơ hội rèn luyện kiến thức và nâng cao kỹ năng hội nhập để trở thành một công dân toàn cầu. Điều này tạo ra cơ hội việc làm, đào tạo nghề và nguồn xuất khẩu lao động (XKLĐ) rất lớn cho cả nước và TN tỉnh ta. Đây vừa là cơ hội đổi đời, cũng là thách thức nếu TN vẫn duy trì lối tư duy lạc hậu.Hiện nay, UBND tỉnh đã xây dựng Chương trình “Tiếp sức khởi nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2020” để chỉ đạo các cấp cơ sở Đoàn thực hiện. Trong khoảng từ cuối tháng 9.2016 đến nay, UBND tỉnh cùng với 7 huyện, thành phố là  Bắc Quang, Quang Bình, thành phố Hà Giang phối hợp với Vị Xuyên, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì tổ chức nhiều diễn đàn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn KN cho TN. Hàng trăm TN đã được nghe các Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên, doanh nhân thành đạt truyền tải các nội dung: Nhận thức về kinh doanh, cách làm CEO, đánh giá bản thân, những yêu cầu cần có khi khởi nghiệp... Công tác xúc tiến quảng bá, liên kết vùng, hội nhập quốc tế thông qua các hợp tác trong và ngoài khu vực ASEAN: Chương trình ký kết biên bản Hội đàm giữa Đoàn TN châu Vân Sơn (Vân Nam – Trung Quốc) với Hà Giang, các hoạt động thúc đẩy giao lưu TN ASEAN (AYDM) được tổ chức hàng năm... Qua các chương trình hợp tác, tỉnh ta có cơ hội tiếp cận với thông tin, trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc KN của TN. Việc hội nhập ASEAN sẽ tiếp tục tác động đến vấn đề lao động việc làm của tỉnh, các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến tạo việc làm cho TN, hỗ trợ vốn tạo điều kiện thuận lợi cho TN “Lập thân, lập nghiệp”, các chính sách nới lỏng về XKLĐ, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao... Trong những năm qua, Tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm thúc đẩy mối quan hệ giao lưu với tỉnh bạn và các nước để quảng bá nền văn hóa tỉnh nhà, giới thiệu việc làm, mở ra cơ hội nghề nghiệp và học tập nâng cao trình độ cho TN...

Anh Nguyễn Công Mạnh, một TN đi XKLĐ ở Hàn Quốc 5 năm mới về nước ở thôn Tân Thành, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang), cho biết: “Với tôi, được đi nước ngoài cứ như một giấc mơ vậy. Lần đầu tiên, tôi được thấy một nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ sản xuất chăn nuôi gia súc quy mô, hiện đại khác hẳn truyền thống. Nhờ tiền đi XKLĐ gửi về cho bố mẹ ở quê, năm nay gia đình có ngôi nhà khang trang. Vận dụng kiến thức đi XKLĐ, tôi đang đầu tư chăn nuôi và trồng nấm quy mô”. Không ai nói trước được kết quả mà anh Mạnh sẽ có được sắp tới, nhưng tôi và những cán bộ đi cùng chung một niềm tin thắng lợi vào mô hình trang trại và phương án kinh doanh rất khả quan của anh Mạnh.

Mô hình lò ấp trứng, chăn nuôi gà và bán thuốc thú y của thanh niên Đỗ Đình Huân, xã Đồng Yên (Bắc quang) cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Mô hình lò ấp trứng, chăn nuôi gà và bán thuốc thú y của thanh niên Đỗ Đình Huân, xã Đồng Yên (Bắc quang) cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Cần sự hỗ trợ từ nhiều phía...

Mặc dù mở ra nhiều cơ hội cho TN có điều kiện tiếp xúc với thị trường lao động quốc tế, thế nhưng cũng chính môi trường ASEAN lại đặt ra cho thế hệ trẻ những thách thức. Những kỹ năng yếu kém của TN nước ta nói chung và đặc biệt với tỉnh ta đó là: Do không có nhiều điều kiện thuận lợi để KN ở những nơi có môi trường kinh tế phát triển, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, nhiều bạn trẻ ở Hà Giang còn hạn chế về công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ... đã khiến TN tỉnh ta rất khó tìm được việc làm phù hợp, ổn định và đáp ứng nhu cầu lao động. Khó khăn này không chỉ riêng với TN về xây dựng kinh tế tại quê hương mà còn cả TN đi học tập và lập nghiệp ở nơi khác.

Trong thời gian gần đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền về các chương trình hội nhập ASEAN, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Thế nhưng hầu hết đối tượng được hướng đến là các doanh nghiệp, thế nên khi nói đến hội nhập thì đại đa số TN đều không biết, không hiểu và cho rằng đó là chuyện của đất nước. Khi nghe tôi hỏi đến hội nhập ASEAN, anh Triệu Chàn Ton ở xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì), chủ quán sửa xe máy, hàng tạp hóa cho biết: “Mình cũng có nghe thông tin này qua ti vi, nhưng không hiểu rõ”. Thậm chí, với tỉnh nghèo như Hà Giang, thông tin liên lạc đôi khi còn hạn chế, khi mà sóng điện thoại chưa được phủ ở những vùng khó khăn, công nghệ thông tin mập mờ, địa hình khó khăn, để định hướng cho TN làm kinh tế để thoát nghèo đã khó, nói chi đến việc KN làm giàu.

Cũng tại những buổi gặp gỡ TN khởi nghiệp, nhiều ý kiến của TN cũng kiến nghị cần tăng nguồn vốn vay, lãi suất thấp hơn để có điều kiện lập nghiệp tốt hơn. Anh Hoắc Công Hưng, thôn Khiềm, xã Quang Minh (Bắc Quang), TN tiêu biểu trong nghề trồng và kinh doanh cây cảnh bày tỏ mong muốn, cần sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn vay ưu đãi để sản xuất.Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Giang, Đào Quang Diệu cho biết: “Thách thức với TN tỉnh ta khi nước ta gia nhập ASEAN là trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiếp cận vốn, công nghệ thông tin, thị trường và ngoại ngữ còn hạn chế. Để thúc đẩy phong trào TN KN và hội nhập đạt hiệu quả, Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giúp đỡ TN từng bước tháo gỡ các khó khăn trên, nghiên cứu thành lập quỹ KN cho TN, nâng cao năng lực, đào tạo nghề, tổ chức các hoạt động giao lưu, tham quan, chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh XKLĐ”.

MỸ HẰNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo đột phá về cải cách hành chính

Xuân 2017 - Năm 2016 là năm đầu tiên tỉnh ta triển khai thực hiện cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn II (2016-2020), và thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh; được sự quan tâm, chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh với quyết tâm "Tạo đột phá về CCHC", công tác CCHC đã góp phần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức về CCHC và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.

27/01/2017
Agribank Hà Giang: Tặng quà tết cho đối tượng chính sách

BHG - Nhằm giúp các gia đình vui Xuân đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu ấm cúng hơn, ngày 24.1,  Agribank Hà Giang tổ chức trao quà và sổ tiết kiệm cho cháu Tạ Trung Thành (10 tuổi), trú tại tổ 5, phường Trần Phú, TP Hà Giang.  Hoàn cảnh gia đình nhà cháu Thành khó khăn, bố mất sớm, 3 mẹ con cháu phải ở nhờ nhà bà ngoại.

27/01/2017
Điều tra xã hội học Cải cách hành chính: Cách làm sáng tạo

Xuân 2017 - 26% xã, thị trấn xếp loại đơn vị xuất sắc, 70% đạt tốt, chỉ có 4% số xã xếp loại đơn vị khá và đặc biệt, không có xã, thị trấn xếp loại đơn vị trung bình, yếu. Đây chính là những con số ấn tượng thông qua kết quả Điều tra xã hội học (XHH) về Cải cách hành chính (CCHC) cấp xã năm 2016 trên địa bàn huyện Bắc Quang.

26/01/2017
Hòa nhịp đập "trái tim" thành phố

Xuân 2017 - Năm 2016, tỉnh ta đã tổ chức nhiều sự kiện lớn và quan trọng như Kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh; Lễ hội Văn hóa dân tộc Mông; Lễ hội Hoa Tam giác mạch... Trong sự thành công đó, ngoài đóng góp của các ban ngành liên quan thì trách nhiệm làm đẹp, làm sạch thành phố cũng được mỗi cán bộ, công nhân Công ty Môi trường và Đô thị Hà Giang nâng cao ý thức thực hiện. 

26/01/2017