Khai thác cát, sỏi cần phải có cơ chế quản lý

08:53, 10/08/2016

BHG - Cát, sỏi là tài nguyên của đất nước. Nguồn tài nguyên đó thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Thời gian dài vừa qua chúng ta chưa có cơ chế quản lý và cấp phép khai thác phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Bởi vậy, việc quản lý và cấp phép khai thác còn lơi lỏng, dẫn đến thất thoát nguồn tài nguyên và thất thu cho ngân sách Nhà nước. Vậy làm thế nào để quản lý và khai thác cát sỏi tiết kiệm và bền vững?

Thực trạng quản lý và cấp phép khai thác hiện nay:

Quản lý việc khai thác cát, sỏi trong suốt thời gian qua đã bộc lộ nhiều nhiều khe hở. Thất thoát lớn nhất là việc khai thác cát, sỏi diễn ra ở khắp mọi nơi và tràn lan ở các địa bàn, địa phương mà Nhà nước không thu được đồng nào vào ngân sách. Hiện tượng khai thác trộm, khai thác gian lận được coi là khá công khai ở tất cả các địa phương, không kiểm soát được. Sở dĩ nói như vậy là “không cơ quan, chính quyền địa phương nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi phát hiện, hoặc để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi không phép, khai thác trộm ngay trên địa bàn do chính địa phương mình quản lý. Đã rất nhiều lần, nhiều chiến dịch ra quân của các lực lượng chức năng nhằm “cấm” và ngăn chặn việc khai thác cát, sỏi gian lận tại các địa phương nhưng đều không mang lại kết quả mong muốn.

Thực tiễn cho thấy rõ: Việc cấp phép khai thác hiện nay đang được giao duy nhất cho Sở TN & MT. Còn việc quản lý khai thác lại giao cho chính quyền các cơ sở. Dẫn đến, ai cấp phép thì người đó quản lý. Việc đó được lý giải là: Lợi ích trong công tác quản lý thuộc về người cấp phép, tức Sở TN & MT. Và trên thực tiễn, điều đó hoàn toàn đúng dẫn đến tình trạng quản lý khai thác và cấp phép khai thác tại các địa phương chỉ là hình thức. Còn trách nhiệm chẳng thuộc về ai và chẳng buộc tội được ai(!?) Lẽ đương nhiên, chúng ta vẫn thấy là khai thác cát, sỏi trên sông suối trái phép vẫn diễn ra triền miên suốt thời gian dài.

Điều tra thực tiễn cho thấy, việc cấm khai thác cát, sỏi trong thời gian qua còn nảy sinh nhiều hệ luỵ. Hệ luỵ trước nhất là “sinh” ra một thứ giấy phép “con” ngay tại mỗi cơ sở có khoáng sản khai thác. Hệ luỵ thứ hai là “đẩy giá” vật liệu xây dựng lên cao bất thường từ 25 – 45% so với giá bán cát, sỏi trước khi bị cấm khai thác làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Hệ luỵ tiếp đó là “thất thoát” nguồn thu ngân sách Nhà nước. Và hệ luỵ để lại là làm mất công ăn, việc làm của người dân địa phương nơi có nguồn cát, sỏi khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, khai thác cát sỏi lậu còn gây ra các hiện tượng sạt lở bờ sông suối gây mất an toàn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân...

Kiểm soát khai thác cát, sỏi phải bằng cơ chế:

Không thể áp đặt bằng suy nghĩ chủ quan khi cho rằng “cấm” khai thác cát, sỏi chỉ bằng mệnh lệnh hành chính như hiện nay. Vì thực tiễn đã cho thấy, dùng biện pháp cấm hiện nay không thể và càng “không thể” ngăn cấm được khai thác cát, sỏi lậu, khai thác chui diễn ra khá phổ biến tại gần như tất cả các địa bàn có nguồn cát, sỏi. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại thực tiễn để đưa ra các giải pháp cấp phép khai thác cát, sỏi hợp lý hơn. Để làm được điều đó trước hết phải rà soát lại toàn bộ mỏ, các điểm mỏ cát, sỏi trong tỉnh đưa vào danh sách quản lý. Đồng thời, tổ chức đánh giá lại toàn bộ trữ lượng mỏ, các điểm mỏ trên bản đồ theo dõi của cơ quan chức năng. Trên cơ sở đó, lập đề án kiến nghị và đề xuất với UBND tỉnh thay đổi “cơ chế” giao quyền quản lý và cấp phép khai thác cho chính quyền các địa phương có mỏ, điểm mỏ. Để từ đó, chính quyền các địa phương có mỏ, điểm mỏ tự xem xét “đấu thầu” cấp phép khai thác cho những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, HTX đủ năng lực thực hiện khai thác. Các HTX, cá nhân, doanh nghiệp được cấp phép khai thác bắt buộc phải sử dụng lực lượng lao động tại chỗ và phải đóng góp đầy đủ thuế, nghĩa vụ với Nhà nước và công tác an sinh xã hội tại địa phương đó. Đồng thời, phải cam kết bảo vệ môi trường để khai thác bền vững.

Cần hết sức “tránh” sử dụng các biện pháp hành chính trong việc cấp phép khai thác nguồn tài nguyên nói chung và cát, sỏi nói riêng như hiện nay đang làm vì không hiệu quả. Chỉ có thay đổi công tác quản lý hành chính hiện nay bằng “cơ chế” quản lý và điều hành mới có thể quản lý triệt để các nguồn tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước bền vững.

Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thuốc lá và những ảnh hưởng đối với sức khỏe

BHG- Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạnh của gần 6 triệu người và dự kiến con số này sẽ tăng lên 8 triệu vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. 

09/08/2016
Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hà Giang tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ tại Đồng Văn

BHG - Nhân dịp Kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27.7.1947 – 27.7.2016) và hướng tới Kỷ niệm 55 năm Thảm họa Da cam/Dioxin ở Việt Nam (10.8.1961– 10.8.2016), vừa qua, BCH Đảng ủy, Ban Giám đốc và BCH Công đoàn cơ sở Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Giang (BIDV) đã dành 5 suất quà, mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng để tặng cho các gia đình Thương binh – Liệt sỹ

09/08/2016
Khai giảng Lớp tập huấn công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cán bộ, công chức Kiểm lâm tỉnh

BHG - Sáng 8.8, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ (Công an tỉnh) tổ chức khai giảng lớp tập huấn công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (CCHT) đợt 1 cho 70 cán bộ, công chức lực lượng Kiểm lâm tỉnh. 

08/08/2016
Cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

BHG - "Em có mắt nhưng em không thể ngắm nhìn/ Có đôi môi xinh nhưng không thể cười nói/ Em có cuộc đời nhưng ai đã cướp/ Nước mắt em rơi hay nước mắt màu da cam...". Lời bài hát "Nước mắt màu da cam" của Thanh Thúy cất lên như chạm sâu vào tâm khảm và ám ảnh trái tim mỗi người con đất Việt khi nghĩ về hình ảnh những nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC/DIOXIN).

06/08/2016