Giải pháp cho việc quản lý lao động tự do qua biên giới

08:31, 27/08/2016

BHG - Như nội dung đã đề cập ở số báo trước, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng lao động tự do sang Trung Quốc làm việc trên địa bàn tỉnh ta vẫn có chiều hướng gia tăng. Biết rằng lao động “chui” là vi phạm pháp luật, nhưng họ vẫn lao vào mà không lường được hậu quả.

Để giải quyết vấn đề quản lý lao động tự do qua biên giới làm việc trên địa bàn tỉnh, cần có những kế hoạch, giải pháp cụ thể. Trước hết, đó là:

Tạo việc làm tại chỗ ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động

Đây là giải pháp quan trọng và khả thi nhất, vừa phù hợp với phong tục, tập quán và trình độ lao động của người dân trên địa bàn tỉnh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất lao động tư do sang Trung Quốc làm việc. Để thực hiện vấn đề này, cần tập trung quản lý, theo dõi, nắm tư tưởng, công việc và điều kiện sinh sống, làm việc của hộ gia đình có người lao động khi sang Trung Quốc làm việc, để có những giải pháp phù hợp. Triển khai nhân rộng mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiệu quả, chú trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm. Hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, để thâm canh tăng năng suất, tăng thu nhập cho gia đình theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Vận động doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã để giúp nhân dân trong việc cung ứng giống, phân bón, sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Cần hỗ trợ vốn, lãi suất hoặc sử dụng các nguồn đầu tư có thu hồi, nguồn lực khác cho hộ có lao động nhưng ít đất sản xuất vay mua trâu bò, trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, trong đó tập trung phát triển trâu bò sinh sản, trâu bò vỗ béo theo hình thức nuôi nhốt và nuôi gia súc, gia cầm khác.  Hướng dẫn nhóm hộ, hộ gia đình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư một cách thiết thực, hiệu quả. Thông qua hình thức khoán nhằm tăng thêm thu nhập cho hộ dân trong thôn như: chi trả khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng; duy tu, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn, kênh mương, thủy lợi nhỏ do xã, thôn quản lý...

Tăng cường quản lý lao động địa phương tự do qua biên giới làm việc

Quản lý chặt chẽ lực lượng lao động tại địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định của hiệp định, Quy chế quản lý biên giới; những quy định của pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, quản lý cư dân sang Trung Quốc. Cần tăng cường công tác bám, nắm địa bàn, kịp thời phát hiện các hoạt động lôi kéo đưa người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động. Chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn để không bị kẻ xấu lợi dụng nhằm ngăn chặn và hạn chế tối đa tình trạng trên. Phát huy tốt vai trò của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về chính sách việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm “Sổ theo dõi lao động qua biên giới làm việc” của thôn, xã/thị trấn. Thành lập tổ liên ngành hỗ trợ, tư vấn lao động khu vực biên giới với sự tham gia của các ngành LĐ-TB-XH, công an, biên phòng... Thiết lập đường dây nóng giữa tổ công tác với các địa phương và người lao động để kịp thời giải quyết vụ việc phát sinh, bảo vệ quyền lợi của người lao động.Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển dạy nghề và hỗ trợ đào tạo nghề ở các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ưu tiên, khuyến khích xã hội hóa và thành lập cơ sở dạy nghề theo hình thức hợp tác công tư.

Đa dạng hóa các hình thức, loại hình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu học nghề, đặc biệt là lao động nông thôn và hướng tới phổ cập nghề cho người lao động.

Giải pháp về cơ chế, chính sách và nguồn lực lao động

Vận dụng các chính sách hỗ trợ, các dự án phát triển kinh tế để hỗ trợ hộ dân thâm canh, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phù hợp với thực tiễn đất sản xuất, lao động của mỗi hộ gia đình. Triển khai đồng bộ chính sách hỗ trợ vay vốn đối với hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; chính sách hỗ trợ lao động đi xuất khẩu lao động và đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Có cơ chế đặc biệt ưu đãi đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào vùng đặc biệt khó khăn, địa bàn huyện biên giới nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cần ban hành Nghị quyết về giải quyết tình trạng lao động tự do sang Trung Quốc và phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân phụ trách các xã phối hợp với UBND các huyện trực tiếp cùng UBND các xã, thị trấn ký cam kết về quản lý lao động trên địa bàn tự do sang Trung Quốc làm việc.

Cùng với các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh khuyến khích phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, hy vọng rằng, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương sẽ sớm hạn chế được tình trạng đi lao động tự do trái phép ở nước ngoài.

NG.HƯƠNG - PHÙNG HOA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phòng, chống đuối nước cho trẻ em: Cần sự quan tâm của toàn xã hội

BHG - Liên tiếp những vụ đuối nước trẻ em thương tâm xảy ra ở khắp các địa phương trong cả nước trong mùa Hè này, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với toàn xã hội về sự an toàn tính mạng của trẻ nhỏ.

25/08/2016
Thực trạng lao động tự do qua biên giới

BHG - Trong những năm gần đây, cùng với các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chế độ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, từ đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, tình trạng lao động tự do sang Trung Quốc làm việc vẫn có chiều hướng gia tăng.

25/08/2016
Khai giảng lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ quản lý, người lao động trong HTX

BHG - Ngày 24.8, Liên minh HTX tỉnh tổ chức khai giảng lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ quản lý, người lao động trong HTX. Tham dự có đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch Liên minh HTX; đại diện Sở LĐ-TBXH; lãnh đạo HTX các huyện, thành phố. 

24/08/2016
Đại hội đại biểu phụ nữ Công an tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021

BHG - Ngày 23.8, Ban chấp hành Hội phụ nữ Công an tỉnh Hà Giang tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Với chủ đề "Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, vì an ninh Tổ quốc, xây dựng Hội phụ nữ Công an Hà Giang vững mạnh", Đại hội lần này đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

24/08/2016