Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở
BHG- Xác định công tác phát triển đoàn viên (ĐV) là một hoạt động hết sức quan trọng của các cấp Công đoàn (CĐ), nhằm tập hợp đông đảo người lao động (NLĐ) vào tổ chức, xây dựng CĐ cơ sở (CĐCS) vững mạnh. Ngay đầu nhiệm kỳ 2013 – 2018, Nghị quyết Đại hội XV CĐ tỉnh Hà Giang đã ban hành Chương trình số 06/CTr-LĐLĐ về phát triển ĐV, thành lập CĐCS và nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS giai đoạn 2013 - 2018. Bên cạch đó, chỉ đạo các cấp CĐ trong toàn tỉnh tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp; tập trung bố trí mọi nguồn lực để thực hiện công tác này, đảm bảo tăng về số lượng, từng bước đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức CĐ trong tình hình mới.
Đồng chí Trần Văn Minh – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh trao Quyết định thành lập CĐCS Công ty Cổ phần thương mại phát triển NLN Bình Minh. |
Trong năm 2015, toàn tỉnh đã thành lập được 20 CĐCS, kết nạp được 657 ĐV; trong đo, khu vực ngoài Nhà nước thành lập được 8 CĐCS với 514 đoàn viên, nâng tổng số CĐCS tính đến ngày 31.12.2015, toàn tỉnh có 1.367 CĐCS. Trong đó: Khu vực Nhà nước: 1.253 đơn vị, ngoài Nhà nước 114 đơn vị; tổng số CNVC LĐ là 49.250 người, trong đó: Khu vực Nhà nước trên 37.000 người; khu vực ngoài Nhà nước trên 12.000 người; tổng số ĐV CĐ là 41.218 ĐV, trong đó: Khu vực Nhà nước: 36.284 ĐV; khu vực ngoài Nhà nước 4.934 ĐV. Nhìn chung, công tác phát triển ĐV, thành lập CĐCS khu vực hành chính sự nghiệp diễn ra thuận lợi. Riêng khu vực ngoài Nhà nước, mặc dù các cấp CĐ trong toàn tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp; song đến nay, công tác phát triển ĐV, thành lập CĐCS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Số lượng ĐV, CĐCS ngoài Nhà nước còn thấp so với chỉ tiêu được giao hàng năm, chất lượng hoạt động của CĐCS vẫn còn những tồn tại...
Theo số liệu thống kê trên địa bàn toàn tỉnh đến nay, có trên 1.200 doanh nghiệp (DN) (số hoạt động hiệu quả gần 800 đơn vị); trong đo, có trên 80 DN, HTX có từ 10 lao động trở lên chưa có tổ chức CĐ, với trên 70 đơn vị có từ 5 lao động trở lên đóng BHXH. Một thực thế nữa cho thấy, các DN trên địa bàn tỉnh chủ yếu là DN vừa và nhỏ chủ yếu là lĩnh vực giao thông, xây dựng; tình trạng suy thoái của nền kinh tế và hạn chế đầu tư của Chính phủ dẫn đến nhiều DN gặp khó khăn, có DN phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động; kéo theo nhiều CNLĐ bị mất, thiếu việc làm, khiến công tác tuyên truyền, vận động phát triển ĐV, thành lập CĐCS gặp khó; đội ngũ cán bộ CĐ cấp trên cơ sở còn mỏng, trong khi yêu cầu công việc ngày càng nhiều; công tác điều tra, khảo sát, phân loại DN đủ điều kiện thành lập tổ chức CĐ theo quy định ở một số đơn vị chưa được tiến hành cập nhật thường xuyên, đầy đủ nên công tác tham mưu chỉ đạo và thực hiện còn gặp khó khăn; Nhà nước chưa có chế tài đủ mạnh đối với những DN không chấp hành về công tác phát triển ĐV, thành lập CĐCS... Mặt khác, việc phát triển ĐV, thành lập CĐCS theo Điều 17, Điều lệ CĐ Việt Nam (khóa XI) cũng còn nhiều vấn đề bất cập như: Lao động ở khu vực Nhà nước thì nguồn vào ít hơn số ra (vì tinh giản biên chế). CNLĐ làm việc ở các DN chủ yếu là người địa phương làm việc mang tính thời vụ, không ổn định. Nhiều DN và NLĐ còn chưa “mặn mà” với việc gia nhập và thành lập CĐCS. Một số chủ DN không muốn thành lập tổ chức CĐ vì cho rằng, nếu thành lập tổ chức CĐ trong DN thì NLĐ sẽ luôn đòi hỏi về quyền lợi. Về phía NLĐ, nhiều người cũng không muốn vào tổ chức CĐ, vì họ không xác định làm việc lâu dài tại DN và vào CĐ lại mất một khoản đóng đoàn phí CĐ. Chính vì vậy, các cấp CĐ đã cố gắng kết nạp ĐV nhưng số lượng phát triển ĐV, thành lập CĐCS ở khu vực ngoài Nhà nước thì vẫn còn rất nhiều hạn chế. Những người làm cán bộ CĐ các cấp và trong tổ phát triển ĐV còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để thực hiện tốt Kế hoạch số 04/KH-TLĐ ngày 22.01.2016 của Tổng LĐLĐL Việt Nam lấy năm 2016 là “Năm phát triển đoàn viên”. LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội thảo tham gia ý kiến của cán bộ CĐ chuyên trách các huyện, thành phố, CĐN và các thành viên trong tổ phát triển ĐV trao đổi kinh nghiệm, tìm ra giải pháp, tháo gỡ những nút thắt trong kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục về phát triển ĐV và thành lập CĐCS. Đồng thời chỉ đạo các CĐ cấp trên cơ sở, các thành viên trong tổ phát triển ĐV của tỉnh bám sát nội dung kế hoạch, cụ thể hóa chương trình, đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với NLĐ và người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, thường xuyên sâu sát cơ sở, tranh thủ mọi hoạt động trong chương trình phối hợp liên ngành đồng cấp như Bảo hiểm xã hội, Phòng LĐTB & XH, Chi cục thuế và chính quyền; kiểm tra, khảo sát, nắm chắc số lượng các DN đang hoạt động trên địa bàn, phân loại DN có đủ điều kiện để tuyên truyền, vận động phát triển ĐV và thành lập CĐCS với khẩu hiệu “Vì quyền lợi của mình, CNLĐ hãy ra nhập tổ chức CĐ”; song song với tuyên truyền, vận động phát triển ĐV, thành lập CĐCS, các CĐ cấp trên cơ sở phải sâu sát hướng dẫn CĐCS về kỹ năng, nội dung hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS, từ đó mới có sức hút đối với NLĐ, cũng như thuyết phục chủ DN tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức CĐ. Khẳng định được chức năng, vai trò của tổ chức CĐ trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ cả những nơi có CĐCS và cả những nơi chưa có tổ chức CĐCS; với phương châm “Ở đâu công nhân khó, ở đó có CĐ” và luôn hướng về NLĐ, nhân “Tháng Công nhân”..., thực hiện tốt công tác xã hội, từ thiện CĐ; phối hợp với chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với NLĐ, nâng chất lượng nguồn lao động về trình độ nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, thực hiện tốt nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm của lao động đối với DN, của công dân đối với địa phương, qua đó tạo uy tín vận động CNLĐ tình nguyện gia nhập tổ chức CĐ.
Đức Trí (LĐLĐ tỉnh)
Ý kiến bạn đọc