Đồng bộ giải pháp giảm nghèo bền vững
(Xuân 2016)- Chia tay năm Ất Mùi, tỉnh ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực giảm nghèo. Trong không khí ấm áp của ngày đầu Xuân mới, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí Sùng Đại Hùng, Giám đốc Sở LĐ-TBXH xung quanh “chuyện giảm nghèo”.
Phóng viên (P/v): Thưa đồng chí, đâu là những thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo tỉnh ta đạt được thời gian qua?
Ngoài ra, tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dạy nghề và tạo việc làm, kết thúc năm, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 14 nghìn lao động, tạo việc làm mới cho 16.731 lao động, làm thủ tục xuất cảnh cho 167 lao động đi làm việc tại châu Văn Sơn... Từ những chính sách được thực thi đồng bộ, trong vòng 5 năm (2011-2015), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 41,8% xuống còn dưới 20% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, riêng năm 2015, ước giảm 5% tỷ lệ hộ nghèo.Đồng chí (Đ/c) Sùng Đại Hùng: Vượt qua những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, các chính sách và dự án giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, bố trí ngân sách, tổ chức thực hiện đồng bộ. Trong năm, tỉnh đã hỗ trợ cho 2.895 hộ nghèo mua trâu, bò sinh sản; trên 47 nghìn hộ mua giống cây trồng, phân bón, làm chuồng trại và vật tư khác phục vụ sản xuất. Đặc biệt, triển khai mô hình đầu tư có thu hồi, toàn tỉnh có 69 xã thuộc 7 huyện với 10.265 hộ dân tham gia vay vốn sản xuất với tổng số tiền 15,73 tỷ đồng; trợ cấp tiền ăn cho 107.694 học sinh bán trú, cấp phát 7.831 tấn gạo Chính phủ cho 61.654 học sinh, hỗ trợ chi phí học tập cho 57.508 học sinh nghèo... Mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT 617.123 đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số; ngân sách tỉnh hỗ trợ mua thẻ BHYT cho trên 16 ngàn đối tượng có mức sống trung bình với mức đóng hỗ trợ 80% mệnh giá thẻ BHYT, cao hơn mức hỗ trợ T.Ư quy định 50%; trợ cấp cứu đói dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt cho 7.634 lượt hộ với trên 670 tấn gạo...
P/v: Trong giai đoạn tới, công tác giảm nghèo được tiếp cận theo góc nhìn đa chiều, điều này có tác động gì đến tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh?
Đ/c Sùng Đại Hùng: Theo phương thức cũ, nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, người dân ngày càng cần tiếp cận đầy đủ hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020. Theo đó, ngoài tiêu chí về thu nhập, từ đủ 700 nghìn đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn và 1 triệu đồng/người/tháng khu vực thành thị, nghèo còn thể hiện ở mức độ thiếu hụt 5 dịch vụ xã hội cơ bản gồm Y tế, Giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Với chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo mới đầu năm 2016 của tỉnh sẽ tăng, chiếm trên 50% tổng số hộ, đây là một khó khăn, thách thức mới cho công tác giảm nghèo của tỉnh. Giải quyết vấn đề này, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, ngành và của nhân dân, sự quan tâm hỗ trợ của T.Ư, sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh.
Thông qua các dự án đầu tư, xây dựng, người dân Du Tiến (Yên Minh) có việc làm, tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo. |
P/v: Nhìn lại kết quả giảm nghèo những năm qua cho thấy, số hộ thoát nghèo năm sau cao hơn năm trước, nhưng lại thiếu tính bền vững, theo đồng chí đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?
Đ/c Sùng Đại Hùng: Nhìn vào thực tế cho thấy, công tác giảm nghèo đã đạt được kết quả rất tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tuy nhiên, giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ tái nghèo, hộ cận nghèo còn cao, hàng năm vẫn phải cứu đói cho trên 6 nghìn hộ, phần lớn nằm ở vùng cao núi đá và đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2011-2014 có 41.382 hộ thoát nghèo, trong đó có 16.584 hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới, chiếm 40% số hộ thoát nghèo.
Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, diện tích đất trồng cây hàng năm ít và khó canh tác... Hơn nữa, xuất phát điểm của tỉnh thấp, kinh tế chưa phát triển, việc áp dụng KHKT vào sản xuất, phát triển kinh tế còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều chính sách, chương trình được ban hành nhưng không đáp ứng đủ nguồn lực thực thi; mức hỗ trợ đầu tư còn thấp, manh mún, nhỏ lẻ, dàn trải và chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Từ thực tiễn đó, Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh xác định giai đoạn 2016-2020, phấn đấu thu nhập bình quân của các hộ nghèo tăng 2 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 4%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo. Như vậy, ngoài thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác giảm nghèo, còn phải xây dựng Nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo, giải pháp chi tiết đến từng lĩnh vực, từng xã, thôn bản và hộ nghèo, đảm bảo các hộ nghèo đều có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, cần đổi mới công tác truyền thông về chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp dân cư và người nghèo, nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí tự lực, chủ động, vươn lên, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
P/v: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
THIÊN THANH (Thực hiện)
Ý kiến bạn đọc