Mèo Vạc tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu

17:19, 16/12/2015

BHG - Với mục đích đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng; từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng huyện Mèo Vạc đã tích cực, chủ động phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.

Theo tìm hiểu, để hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại; ngay từ đầu năm, huyện Mèo Vạc đã triển khai, quán triệt nhiều văn bản về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại tới các đơn vị liên quan; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Bên cạnh đó, hưởng ứng các đợt cao điểm về kiểm tra ATTP, đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả nhằm tạo hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm. Tích cực tuyên truyền và tổ chức ký cam kết không vi phạm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại cho các cơ sở, hộ kinh doanh... Đặc biệt, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của huyện (gọi tắt là Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 Mèo Vạc).

Lực lượng Quản lý thị trường huyện Mèo Vạc tăng cường cường công tác kiểm tra hàng hóa tại các phiên chợ.
Lực lượng Quản lý thị trường huyện Mèo Vạc tăng cường cường công tác kiểm tra hàng hóa tại các phiên chợ.

Từ khi được thành lập, BCĐ 389 của huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ thống nhất trong công tác kiểm tra, xử lý; chỉ đạo các thành viên BCĐ xây dựng kế hoạch, biện pháp về kiểm tra chuyên ngành, bám sát vào thời vụ và tình hình thị trường. Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của huyện đã kiểm tra, xử lý 69 vụ, nộp ngân sách trên 167 triệu đồng (trong đó, tiền phạt hành chính trên 126 triệu đồng, trị giá hàng tịch thu trên 12 triệu đồng, truy thu thuế gần 29 triệu đồng). Ngoài ra, BCĐ 389 của huyện còn tổ chức tuyên truyền, vận động 257 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn ký cam kết “Không kinh doanh hàng hóa nhập lậu; không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền so hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo VSATTP”...

Trên thực tế, Mèo Vạc là địa bàn có nhiều đường tiểu ngạch nên việc chống buôn lậu, gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do phong tục, tập quán của đồng bào Mông thường đón Tết sớm trước Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng tăng khá sớm. Thường lệ, vào những tháng cuối năm, mức luân chuyển hàng hoá tăng cao, là điều kiện thuận lợi để các đối tượng lợi dụng tiêu thụ các loại hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và thực hiện các hành vi gian lận thương mại. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Tô Vĩnh Sáng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 10, Phó BCĐ 389 huyện Mèo Vạc cho biết: “Qua kiểm tra, kiểm soát thị trường nhận thấy, hoạt động buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại trên địa bàn huyện phát sinh với số lượng không nhiều, chủ yếu theo phương thức trà trộn hàng nhập lậu, hàng cấm với các loại hàng hóa khác để tiêu thụ và lợi dụng hóa đơn không đúng giá trị”. Để đảm bảo thị trường ổn định, BCĐ 389 huyện đã và đang tăng cường kiểm tra, yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh niêm yết giá, thực hiện đúng quy định vệ sinh ATTP và ký cam kết thực hiện. Đồng thời, siết chặt công tác kiểm tra nhằm hạn chế tối đa tình trạng vận chuyển, buôn bán, tàng trữ hàng nhập lậu đối với các mặt hàng thiết yếu như: Bia, rượu, bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh, thịt gia súc, gia cầm, pháo các loại; chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không qua kiểm dịch, không bảo đảm vệ sinh...

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, Ban chỉ đạo 389 huyện Mèo Vạc tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng làm tốt công tác phối hợp; thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, nhạy bén với các hoạt động kinh doanh có tính thời vụ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo chất lượng VSATTP góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lợi ích của nhà sản xuất; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KT – XH trên địa bàn.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang: Xã hội hóa xóa nhà tạm và hỗ trợ hộ nghèo

Bằng sự kêu gọi ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; hàng chục ngôi nhà trị giá từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng được xây dựng kiên cố thay cho những ngôi nhà tạm, dột nát của các hộ nghèo. 

16/12/2015
Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quản Bạ

BHG - Nhân chuyến công tác của đồng chí Giám đốc Sở Lao động-TBXH tỉnh Sùng Đại Hùng đến thăm và làm việc tại Trung tâm Dạy nghề huyện Quản Bạ vào cuối tháng 11.2015, chúng tôi có dịp được tìm hiểu thêm về hiệu quả từ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại huyện Quản Bạ. 

16/12/2015
Gỡ... "nút thắt" trong thực hiện tinh giản biên chế

BHG - Năm 2015, tỉnh ta trình Bộ Nội vụ xem xét, phê duyệt tinh giản biên chế 259 trường hợp. Trong đó, 212 người nghỉ hưu trước tuổi, 47 người thôi việc ngay với tổng kinh phí giải quyết chế độ trên 20,6 tỷ đồng. Kết quả bước đầu thực hiện tinh giản biên chế rất đáng ghi nhận, nhưng lộ tình từ nay đến 2021 còn rất khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị mới có thể đạt mục tiêu đề ra.

16/12/2015
Xã Minh Tân nỗ lực thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ

BHG- Xác định công tác dân số (DS) - KHHGĐ là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Minh Tân (Vị Xuyên) luôn quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền về Pháp lệnh DS; tổ chức tốt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong mọi tầng lớp nhân dân. 

16/12/2015