Đường Âm, khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh

07:10, 31/03/2015

BHG- Là 1 trong 4 xã phía Đông của huyện Bắc Mê, Trạm Y tế xã Đường Âm được nâng cấp lên thành Phòng khám Đa khoa khu vực (ĐKKV) đã nhiều năm nay nhằm đáp ứng công tác khám, điều trị bệnh cho người dân trong khu vực. Hàng năm, Phòng khám tiếp nhận gần 4 nghìn lượt người đến khám và điều trị. Tuy nhiên, gần 1 năm nay, do thiếu thốn về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng nên phòng khám gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chữa bệnh cho nhân dân.

Phòng khám Đa khoa khu vực xã Đường Âm còn thiếu nhiều hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu.
Phòng khám Đa khoa khu vực xã Đường Âm còn thiếu nhiều hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu.

Một ngày đầu Xuân Ất Mùi 2015, đến xã Đường Âm, đúng dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 2015) chúng tôi được ngồi trò chuyện cùng những người làm công tác y tế ở xã. Anh Đào Xuân Huy, y sỹ có thời gian công tác lâu năm tại Phòng khám ĐKKV xã Đường Âm chia sẻ: “Năm nay kỷ niệm “Ngày sinh nhật” ngành Y của mình, anh, chị, em cán bộ chúng tôi rất vui vì nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và hơn hết có cả Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Ly Mí Lử đến thăm và chúc mừng. Điều đó giúp tiếp thêm động lực để chúng tôi đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Nhưng chỉ với 4 cán bộ hoạt động chuyên môn, thì không biết chúng tôi có hoàn thành được nhiệm vụ?! Đến đây, anh Huy bỏ lửng câu nói, khiến chúng tôi rất khó hiểu. Theo quy định về số lượng biên chế cán bộ công chức, viên chức của 1 Phòng khám ĐKKV ít nhất cũng phải có trên dưới 10 người... thế nhưng tại sao Phòng khám lại chỉ có 4 cán bộ như chia sẻ của anh Huy về nỗi khó khăn của các cán bộ Phòng khám. Trao đổi thêm với anh Vương Văn Thành, Phó phòng khám ĐKKV chúng tôi mới biết, thời điểm đầu năm 2014, phòng khám có 10 cán bộ biên chế, thế nhưng trong năm có 2 cán bộ chuyển đơn vị công tác, trong đó có 1 bác sỹ, nên Phòng khám chỉ còn lại 8 người gồm: 3 Y sỹ, 1 Dược sỹ, 1 Nữ hộ sinh, 3 điều dưỡng viên Trung học và 1 y tá. Thế nhưng, hiện tại có tới 4 cán bộ đang đi học nâng cao nghiệp vụ, bằng cấp. Với thời gian học 2 kỳ/năm, học tập trung mỗi kỳ kéo dài 3 tháng. Chính vì vậy nguồn nhân lực của Phòng khám đang rất thiếu. Anh Thành bày tỏ: “Thường thì các cán bộ phòng khám tập trung đi học đúng vào thời điểm giao mùa từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là những tháng có số lượng bệnh nhân lớn, nên các cán bộ ở nhà phải xoay sở rất vất vả. Nhiều lúc bệnh nhân quá đông hay vào các chiến dịch tiêm phòng, chúng tôi phải trưng tập và nhờ sự hỗ trợ của các cán bộ y tế học đường giúp đỡ mới có thể hoàn thành được khối lượng công việc lớn như vậy. Bên cạnh đó, hiện nay, Phòng khám của chúng tôi đang thiếu 1 bác sỹ, điều này cũng khiến công tác khám, điều trị bệnh khó khăn hơn”.

Ngoài việc thiếu nhân lực, hiện nay do thiếu quỹ đất và sự đầu tư nên nhiều hạng mục hạ tầng thiết yếu của phòng khám còn chưa được xây dựng như: Bếp ăn cho bệnh nhân điều trị nội trú, vườn thuốc nam, lò xử lý rác thải, nhà lưu trú cán bộ... ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh cho người dân và hoạt động của các cán bộ, nhân viên Phòng khám. Trong khi đó, hàng năm, Phòng khám tiếp nhận hàng nghìn lượt người đến khám và điều trị. Riêng năm 2014, phòng khám tiếp nhận hơn 3.900 lượt người đến khám, chữa bệnh. Trong đó có gần 250 ca điều trị nội trú từ 5 – 7 ngày, với tổng số hơn 1.600 ngày điều trị; còn lại hơn 3.700 lượt bệnh nhân được điều trị ngoại trú... Hơn nữa, theo lộ trình, trong năm 2015, Phòng khám sẽ hoàn thành đạt các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. “Không biết với những thiếu thốn như hiện nay, liệu rằng mục tiêu này có trở thành hiện thực”, Phó trưởng Phòng khám băn khoăn.

Với những khó khăn của Phòng khám ĐKKV xã Đường Âm, khi thời điểm giao mùa đang đến gần, để đảm bảo công tác khám, điều trị cho nhân dân, các cán bộ Phòng khám mong muốn được bổ sung thêm nhân lực, hỗ trợ xây dựng các hạng mục còn thiếu để đáp ứng yêu cầu, hoàn thành nhiệm vụ khám, điều trị trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

Lương Hà


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn từ thiện Hà Nội trao quà cho hộ nghèo và học sinh thôn Pải Chư Phìn

BHG - Vừa qua, Đoàn từ thiện Hà Nội do bà Trần Ánh Tuyết làm Trưởng đoàn cùng các thành viên trong đoàn đã tổ chức trao quà cho hộ nghèo; học sinh Mầm non và Tiểu học của thôn Pải Chư Phìn, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ). Cùng dự có lãnh đạo huyện Quản Bạ, Báo Hà Giang, xã Bát Đại Sơn… 

30/03/2015
Tìm thấy các nạn nhân vụ lật thuyền trên thủy điện sông Chừng

BHG- Như Báo Hà Giang đã đưa về vụ mất tích do lật thuyền của một cặp vợ chồng trên thủy điện Sông Chừng (Quang Bình) ngày 16.3.2015. Sau gần 2 tuần tích cực tìm kiếm, đến nay các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của hai nạn nhân là anh Phùng Chiềm Cuối và chị Triệu Mùi Liều.

30/03/2015
Hà Giang hưởng ứng "Giờ trái đất"

BHG- Tối 28.3, tại Quảng trường 26.3 (TPHG) đã diễn ra đêm sự kiện hưởng ứng Chiến dịch "Giờ trái đất" 2015 với chủ đề "Tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu". Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố Hà Giang; các công ty, doanh nghiệp cùng đông đảo đoàn viên thanh niên và nhân dân thành phố Hà Giang…  

29/03/2015
Hưởng ứng "Giờ trái đất", cho cuộc sống tươi đẹp hơn

BHG- Những năm qua, sự kiện "Giờ trái đất" (GTĐ) được nhiều người biết đến, đặc biệt là giới trẻ. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…, lượng người hưởng ứng GTĐ hàng năm rất lớn. Việc tổ chức GTĐ đã và đang góp phần tuyên truyền, thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người và toàn xã hội về trách nhiệm góp phần vào việc tiết kiệm và sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng cho hiện tại và tương lai của chính chúng ta.  

28/03/2015