Chủ động phòng, chống bão lũ

07:25, 29/07/2008

(HGĐT)- Mới bước vào mùa mưa bão, nhưng tỉnh ta cũng đã phải gánh chịu nhiều hậu quả do mưa bão, lở đất gây ra. Từ ngày 15.7 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ sạt lở đất gây hậu quả nghiêm trọng.


Đặc biệt trận mưa lớn đêm 14 rạng 15.7 đã gây lở đất vùi lấp 4 ngôi nhà ở thôn Tủng Tỉnh, xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn làm 1 người chết. Tiếp là trận mưa đêm 15 rạng 16.7 gây sạt lở, vùi lấp ở xã Sủng Tráng, huyện Yên Minh làm 1 người chết. Và đêm 22 rạng 23.7, mưa lớn đã làm sập nhà do bị lở đất tại thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì) làm 4 người bị chết vì đất vùi lấp, chính quyền, nhân dân địa phương phải mất hơn 3h đồng hồ mới lấy được xác nạn nhân ra khỏi khối đất khổng lồ. Như vậy, sau chưa đầy chục ngày mưa lớn trên diện rộng đã làm 6 người bị thiệt mạng. Nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu bị hư hại. Chính quyền các cấp đã ủng hộ mỗi gia đình bị thiệt hại từ 4 - 5 triệu đồng để khắc phục hậu quả, nhân dân đóng góp công sức giúp đỡ tại chỗ, giúp ổn định đời sống.


Việc chủ động phòng, chống, di dời dân ra khỏi nơi, vùng có nguy cơ bị lũ cuốn, đất lở, cát xô trong mùa mưa là việc làm cấp bách hiện nay. Các huyện có nguy cơ sạt lở cao rất đáng quan tâm là: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê, Yên Minh và một số xã ở Đồng Văn, Mèo Vạc. Các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của lũ cuốn là Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình (chủ yếu là các xã vùng sâu). Để giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại về người và của thì mọi người dân phải chủ động “lo cho mình” trước khi có sự trợ giúp của các cấp chính quyền và nhân dân. Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở, các tổ, hội, đoàn thể cần có các giải pháp ứng phó tại chỗ để chủ động di chuyển đồng bào ra khỏi vùng nguy cơ đã xác định. Đồng thời, phải có giải pháp ổn định cuộc sống cho đồng bào đến địa điểm mới theo phương thức “li hương không li nông” để duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống.


Hơn lúc nào hết cần có những giải pháp, biện pháp “tức thời” để ứng phó với thời tiết biến đổi bất thường trong mùa mưa bão hiện nay. Phòng hơn chống là giải pháp tối ưu nhất để tránh thiệt hại do mưa bão, lũ quét, gió lốc gây nên. Mong rằng, toàn dân, các tổ chức chính trị, xã hội cùng “chung tay góp công, của” để giúp đồng bào trong vùng nguy cơ thoát khỏi vùng nguy hiểm. Cũng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền để toàn dân chủ động phòng, chống bão, lũ, sạt lở trong mùa mưa.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần: 8 nhà dân bị sập, 1 cầu cứng bị cuốn trôi do mưa lũ.
(HGĐT)- Thông tin từ đồng nghiệp của Đài Truyền thanh - truyền hình huyện Xín Mần cho biết, chiều ngày 25/7, mưa lũ đã cuốn trôi cây cầu cứng km 86 xã Ngán Chiên kết nối giao thông với 6 xã phía Đông của huyện; đồng thời làm 5 người dân bị thương do nhà sập ở xã Bản Díu, Tả Nhìu và thị trấn Cốc Pài.
28/07/2008
Đắm thuyền làm mất tích 3 người
(HGĐT)- Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 27.7, tại km32, thôn Việt Thành xã Việt Lâm (Vị Xuyên) xảy ra vụ đắm thuyền nghiêm trọng, làm mất tích 3 người.
28/07/2008
Mưa lớn gây ngập lụt ở thị xã Hà Giang
(HGĐT)- Trong mấy ngày qua, những cơn mưa lớn, liên tục, kéo dài không chỉ gây ra hiện tượng sạt lở đất ở một số địa phương trong tỉnh mà còn gây ngập lụt trên địa bàn thị xã Hà Giang.
25/07/2008
“Nếu đòi bồi thường danh dự thì UBND tỉnh Hà Giang và cá nhân tôi đòi mới đúng”
(HGĐT)- Mặc dù có văn bản gửi tới 3 đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, trong đó có đưa ra những yêu sách nhiều người đánh giá là thái quá, và đã được trực tiếp đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời trả lời thông qua nội dung Công văn 1569/UBND-NC; nhưng tại buổi làm việc ngày 31.5.2008 của UBND tỉnh Hà Giang, cá nhân ông Lê Duy Hảo, Giám đốc Công ty TNHH Sông Lô và những
23/07/2008