“Giá” với người dân vùng cao

17:15, 28/05/2008

(HGĐT)- Xăng, dầu lên giá được xem là “cái cớ” cuối cùng để đẩy các mặt hàng hoá lưu thông trên thị trường hiện nay tăng giá kể từ sau tết nguyên đán đến nay.


Vấn đề này đã trở thành “nóng bỏng” được người dân quan tâm, trực tiếp ảnh hưởng đến hầu hết các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhưng rõ nét nhất phải kể đến những người nông dân đang sinh sống và làm việc tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.


Ở tỉnh ta, với đặc thù là tỉnh miền núi, là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào các dân tộc, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các huyện vùng cao, thu nhập thất thường và mang tính thời vụ. Điều này thì ai cũng có thể hình dung được, nhưng nếu được một lần đến thăm và đi chợ ở những vùng cao này thì mới có thể thấy được giá cả thị trường hiện nay so với thu nhập bình quân đầu người ở đây quả là một điều… khập khiễng, đáng được quan tâm. Bình quân thu nhập hàng tháng của người dân vùng cao, có những gia đình chỉ nằm ở mức 100 ngàn đồng/tháng, tỷ lệ hộ nghèo còn lớn và hầu hết người dân không có điều kiện đi chợ thường xuyên, có những gia đình cả tháng đến chợ một lần vào phiên chợ phiên cuối tuần, thế nhưng cũng không thể mua sắm nổi một mặt hàng nào đó do giá cả thị trường hiện nay đã lên quá cao so với thu nhập hiện tại. Hầu hết các mặt hàng ở các chợ vùng cao đều tăng giá trông thấy so với các địa phương khác. Bởi lẽ, có đến 90% các mặt hàng này, từ lương thực, thực phẩm (LTTP) đến hàng tiêu dùng đều được nhập từ các nơi về và chịu thêm tiền cước vận chuyển; vì thế hàng hoá lưu thông tại vùng cao thường rơi vào tình trạng đắt đỏ so với các địa phương khác.


Chúng tôi đã có dịp đi chợ vào ngày cuối tuần tại chợ huyện Đồng Văn, Hoàng Su Phì… chợ diễn ra rất sôi nổi, nhộn nhịp, bởi sau một tuần lao động, người dân ở đây đã tập trung xuống chợ, trao đổi hàng hoá, gặp gỡ giao lưu bạn bè. Sau một vòng khảo sát giá cả thị trường và tìm hiểu về tình hình mua, bán của người dân địa phương, có thể thấy: Chợ diễn ra đông đúc, nhưng sức mua của người dân lại giảm đáng kể so với thời điểm năm ngoái, bởi lẽ các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, hàng lương thực thực phẩm đều đã tăng từ 3 – 4 ngàn đồng, LTTP cũng tăng lên với giá bán khoảng 10 - 12 ngàn đồng/1kg gạo và 60 – 70 ngàn đồng/kg thịt; nhiều loại rau đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm trước tết. Điều đáng nói là mức tăng giá cả hiện nay đang khiến người dân vùng cao, đặc biệt là nông dân lao đao. Bởi ngoài mức chi phí sinh hoạt hàng ngày, người dân vùng cao còn phải chi phí vào nhiều khoản sinh hoạt khác như: Mua nước uống trong mùa khô tới, mua giống cây trồng, vật nuôi phục vụ hoạt động sản xuất… Chính sách trợ giá, trợ cước của nhà nước hiện nay đối với người dân vùng cao đang rơi vào tình trạng như “muối bỏ bể”. Vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào hiện nay cũng từ đó gặp nhiều khó khăn. Cứ nhìn thấy cảnh những người nông dân vùng cao địu những quẩy tấu hàng hoá đi bán khó nhọc nhưng khi mua về những mặt hàng cần thiết phục vụ cuộc sống gia đình chẳng đáng bao nhiêu mới thấy được giá cả bây giờ đang ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ. Một quẩy tấu rau cải mang bán dưới chợ không mua nổi 0,5 kg thịt lợn ngon, trong khi đó còn nhiều thứ khác phải mua cho bữa ăn hàng ngày. Còn những người là công nhân viên chức nhà nước cũng chẳng kém phần lao đao với giá cả của các mặt hàng hiện nay đắt đỏ so với đồng lương hiện tại.


Thiết nghĩ trong bối cảnh hiện nay của người dân, đặc biệt là những người nông dân thuộc vùng sâu, vùng xa, nơi có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội không thuận lợi, việc trao đổi, giao lưu hàng hoá gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình còn nằm trong diện nghèo đang nhận được sự hỗ trợ của nhà nước thì vấn đề giá cả, chất lượng cuộc sống lại đang rất được quan tâm, lưu ý. Vấn đề cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn. Điều đó đang đỏi hỏi nhà nước nên thực hiện triệt để một số những chính sách nào đó (có thể là ưu tiên, nâng mức trợ giá trợ cước hoặc kìm giá một số mặt hàng thiết yếu…) để giúp những người dân đang sinh sống tại vùng cao có điều kiện, cải thiện chất lượng cuộc sống một cách tốt hơn và ổn định hơn.


Lê Thơm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhân dân tự đóng góp xây dựng Nhà Văn hóa
(HGĐT)- Nhà Văn hóa của tổ 1, phường Nguyễn Trãi (TXHG) sau hơn 4 tháng chuẩn bị các điều kiện và khởi công, đến nay căn bản đã hoàn thành. Nhà được xây bằng gạch bê tông, lợp Phi prô xi-măng, trần gỗ, có tổng diện tích sử dụng cả nhà và sân hơn 1.000m2, kinh phí đầu tư xây dựng khoảng hơn 100 triệu đồng.
28/05/2008
Báo động tình trạng trẻ chết đuối
Mới đầu hè nhưng đã có nhiều vụ tai nạn chết đuối liên tiếp xảy ra. Nạn nhân hầu hết là trẻ em. Thực trạng này đang dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với những gia đình có con em trong độ tuổi đi học, đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã gần kề.
28/05/2008
30 trẻ em chết mỗi ngày vì tai nạn thương tích
Khuôn mặt bầu bĩnh, giọng nói nhỏ nhẹ, song đôi mắt cô bé Hồ Thị Thu Hương luôn đượm buồn, nhất là khi nhìn bạn bè tung tăng đạp xe đến trường. Cách đây 7 năm, một tai nạn giao thông đã cướp đi một cánh tay khi em băng qua đường đến trường.
28/05/2008
Mở đường lên đỉnh Chu A Phùng
(HGĐT)- Chúng tôi tiến thẳng lên đỉnhChu A Phùng, trên đường đi, chúng tôi gặp gỡ các nhóm dân công của các cơ quan và các xã đang khẩn trương hoàn thành lán trại để ngủ qua đêm ngay trên rừng, tất cả mọi người đều rất vui vẻ, những người đàn ông khoẻ mạnh thì chặt cây làm lán trại và tranh thủ mở đường, chị em phụ nữ và những người già yếu thì chuẩn bị hậu cần cho cả nhóm.
23/05/2008