Quan tâm hơn đến việc đào tạo người dân tộc thiểu số
(HGĐT)- Trung tuần tháng 10, Đoàn công tác của Chương trình Liên hiệp quốc (LHQ) về phát triển và Quỹ Dân số LHQ đã lên làm việc tại tỉnh ta về triển khai Dự án VNM7PG0001 (Dự án nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản).
Ông I an Howie: |
PV: Ông có nhận xét gì về việc triển khai thực hiện Dự án tại Hà Giang thời gian qua?
Ông I an Howie: Đây là lần thứ 3 tôi lên Hà Giang. Lần nào cũng nhận được sự cam kết rất mạnh mẽ của chính quyền từ tỉnh xuống huyện và xã trong việc thực hiện Dự án. Đây là điều hết sức quan trọng, nó thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền và đó cũng là điều kiện để Dự án được triển khai thực thành công, đạt nhiều kết quả. Quỹ Dân số LHQ đã làm việc ở tỉnh từ hơn 10 năm nay, trải qua 3 chu kỳ của Dự án, chúng tôi nhận thấy đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong đó những kết quả lớn đã đạt được là: Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, trẻ sơ sinh giảm đáng kể; tỷ lệ bệnh tật ở phụ nữ mang thai và những bệnh liên quan đến sinh đẻ giảm dần; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mắc các bệnh phụ khoa giảm đáng kể…Ngoài những kết quả đó không những đã giúp nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân vùng cao mà còn là cơ sở cho Quỹ Dân số LHQ và cho tỉnh, ngành Y tế đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu cần thực hiện trong những năm tiếp theo.
PV: Theo ông, trong quá trình triển khai thực hiện tỉnh đã và sẽ gặp những khó khăn gì?
Ông I an Howie: Nói về những khó khăn của tỉnh thì rất dễ nhận thấy. Đó là điều kiện địa hình bị chia cắt, có nhiều xã vùng sâu, vùng xa. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các mặt hoạt động của Dự án. Điều kiện cơ sở vật chất của các tuyến y tế còn thiếu, trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu. Đó là những khó khăn chính, ngoài ra, một vấn đề tôi hết sức quan tâm là: Tỉnh có trên 20 dân tộc khác nhau, mỗi dântộc đều có những nét văn hoá riêng nên người dân rất khó tiếp thu một phương pháp truyền thông nhất định. Những khó khăn tôi vừa nói có thể chưa đánh giá hết những khó khăn mà Hà Giang gặp nhưng đó là những yếu tố chính dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Dự án…
PV: Theo ông, cần làm gì để khắc phục những khó khăn trên để Dự án đạt kết quả tốt nhất?
Ông I an Howie: Theo tôi, với trên 20 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng, do đó các bạn cần có phương pháp tiếp cận riêng đối với từng dân tộc. Đó là cách tiếp cận về văn hoá thông qua việc lồng ghép nét văn hoá của từng dân tộc với công tác truyền thông và ngôn ngữ tiếp cận. Tính được các yếu tố này thì các hoạt độn truyền thông thay đổi hành vi sẽ đến với người dân và người dân có thể hiểu thông qua ngôn ngữ và nét văn hoá của họ. Chúng ta cũng cần phải tính đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực này, khi đào tạo xong họ lại trở về địa phương sinh sống, hoạt động, khi đó họ vừa có kiến thức vừa có yếu tố thân mật, hiệu quả truyền thông sẽ cao hơn. Tuy nhiên, do trình độ thấp nên cần phải có biện pháp để lựa chọn cán bộ phù hợp và đặt ra chương trình đào tạo phù hợp với năng lực tiếp thu của họ, có thế họ mới phát huy được. Còn những khó khăn khác như điều kiện cơ sở vật chất, đường đi lại…cũng cần được giải quyết. Khi chúng ta có sự can thiệp ở cả hai hướng, đó là cách tiếp cận người dân và cải thiện chất lượng hệ thống chăm sóc SKSS thông qua hỗ trợ trang thiết bị y tế, điều kiện hạ tầng, chắc chắn Dự án sẽ hoạt động tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
PV: Từ yêu cầu thực tế, thời gian tới Quỹ Dân số LHQ sẽ quan tâm hỗ trợ cho tỉnh ởnhững lĩnh vực nào?
Ông I an Howie: Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục và ưu tiên triển khai chương trình cấp cứu sản khoa ở 3 huyện trọng điểm. Mong muốn của chúng tôi là sau một thời gian ngắn, các ca cấp cứu sản khoa đều có thể giải quyết được ở tuyến huyện chứ không phải chuyển tuyến bởi đường sá rất xa xôi. ở tuyến xã, những nơi xa, khi mà khả năng tiếp cận của người dân với các Bệnh viện trung tâm khó khăn, chúng tôi tính đến khả năng sẽ đào tạo phụ nữ người dân tộc thiểu số, những đối tượng này phải có trình độ nhất định, thời gian đào tạo khoảng 18 tháng tại Bệnh viện tỉnh hoặc trường Trung cấp Y tế. Đào tạo cho họ biết đỡ những ca đẻ thường cũng như những kỹ năng sơ bộ về cấp cứu sản khoa. Những ca đẻ ở nhà nếu có tai biến thì họ cũng biết cách xử lý sơ bộ. Như vậy, một trong những mục tieu quan trọng của chúng tôi trong thời gian tới là đào tạo người địa phương, khi mà ở cơ sở làm tốt thì hiệu quả của Dự án sẽ cao hơn.
PV: Xin cảm ơn ông
Ý kiến bạn đọc