Bệnh thành tích trong xác định hộ nghèo

14:20, 17/10/2007

Gia đình chị Trần Thị Na, thôn Cát Dương, xã Tống Phan (Hưng Yên) có 4 khẩu. Thu nhập từ làm ruộng tính ra chưa đến 100.000 đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, nhưng gia đình chị chưa bao giờ được đưa vào diện bình xét hộ nghèo. "Nhà có 4 khẩu, mỗi khẩu được khoảng 2 sào, nhà tôi 4 khẩu chỉ có 3 khẩu có ruộng. Trong xóm có 70 khẩu thì chỉ 24 khẩu được bình xét hộ nghèo".


 

 Ảnh minh hoạ.

Tại văn bản hướng dẫn xác định hộ nghèo của UBND xã Tống Phan (Hưng Yên) có ghi: Thống kê các hộ nghèo tức là những người có thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/tháng. Kèm theo đó là chỉ thị: Kê khai những hộ đã thoát nghèo theo tỷ lệ mỗi năm giảm 3% số hộ nghèo. Ngoài ra, còn một "chỉ thị miệng" mà tất cả các Trưởng thôn Cát Dương đều được quán triệt, đó là tỷ lệ hộ nghèo của các thôn không được thống kê vượt quá 21% tổng số hộ trên địa bàn...

Cũng theo chị Trần Thị Na, quá trình bình xét thường được cơ cấu từ trước và kém chính xác, vì nhiều nhà có mái bằng, xe máy rồi đi làm thuê, được thu nhập nhiều nhưng vẫn được bình hộ nghèo.

Cách nhà chị Na hai dãy là gia đình ông Oanh. Không có nhiều khác biệt về thu nhập giữa hai gia đình. Nhìn từ ngoài, căn nhà của ông Oanh còn khang trang hơn nhà chị Na. Tuy nhiên, gia đình ông Oanh lại vẫn được công nhận hộ nghèo?

Giải thích về vấn đề này, ông Trần Đoàn Thành, Trưởng thôn Cát Dương nói: "Vì chỉ đạo của xã là thôn chỉ được 21% hộ nghèo, nên con số này được phân bổ đều: 21% cho mỗi xóm. Gia đình chị Na và gia đình ông Oanh thuộc hai xóm khác nhau, nên mới dẫn đến tình trạng nhà khá hơn được công nhận nghèo. Nếu cứ xét đúng theo quy định (tức là dưới 200.000đ/người/tháng) thì thôn ông phải có trên 50% số hộ thuộc diện nghèo...".

Theo thống kê của UBND xã Tống Phan, năm 2005, 23% số hộ trong xã thuộc diện hộ nghèo. Năm 2006 số hộ thuộc diện nghèo chỉ còn 22,05%. Năm 2007, con số này tiếp tục được rút xuống còn 21,03%. Mặc dù đây chỉ là những con số thống kê được lập theo chỉ tiêu đã được hướng dẫn trước, nhưng sắp tới UBND xã Tống Phan sẽ phải tiến hành làm lại do thống kê chưa đúng quy định...


VTV.VN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bảo hộ sở hữu công nghiệp: Chuyện không của riêng ai!
Theo thống kê, đến hết tháng 12/2006, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 30.898 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (tăng khoảng 22% so với năm 2005), bao gồm đơn sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quốc gia và quốc tế... Có thể nói, ý thức về bảo hộ sở hữu công nghiệp của Doanh nghiệp Việt Nam đã có một bước chuyển biến tích cực.
27/09/2007
Công bố, trao quyết định nghỉ công tác, chờ nghỉ hưu cho đồng chí Giàng Văn Quẩy
(HGĐT)- Sáng ngày 26.9, Văn phòng Đoàn ĐBQH- HĐND tỉnh đã tổ chức lễ công bố, trao Quyết định nghỉ công tác, chờ nghỉ chế độ của Ban Bí thư cho đồng chí Giàng Văn Quẩy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, đại biểu Quốc hội khoá X, XI, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XI tỉnh Hà Giang.
26/09/2007
Đồn Biên phòng Săm Pun giúp dân xóa đói giảm nghèo
(HGĐT)- Theo những cung đường uốn lượn vắt ngang các sườn núi, phải vật lộn trên những ổ voi và những khúc cua gấp khúc thật vất vả chúng tôi đến được Đồn Biên phòng Săm Pun thuộc huyện Mèo Vạc. Trên đường đến Săm Pun, chúng tôi gặp các cháu học sinh tấp nập cắp sách đến trường, khuôn mặt nở những nụ cười hân hoan.
24/09/2007
Công đoàn Báo Hà Giang với hoạt động từ thiện và giúp đỡ xã khó khăn
(HGĐT)- Là cơ quan thuộc khối tuyên truyền của tỉnh, trong nhiều năm qua, đặc biệtlà nhiệm kỳ công đoàn 2005-2007, Toà soạn Báo Hà Giang không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nêu gương người tốt việc tốt, phản ánh tình hình phát triển KT-XH- AN- QP… trên địa bàn tỉnh, cán bộ, CNVC-LĐ Toà soạn Báo Hà Giang còn tham gia tốt các
23/09/2007