Về nơi Đất Mũi
(HGĐT)- Ước ao mãi, cuối cùng chúng tôi cũng đã được đặt chân tới Đất Mũi Cà Mau, trong bạt ngàn màu xanh cây lá đước, cây mắm, xuôi dòng Năm Căn, chiếc xuồng cao tốc lao vun vút, để lại phía sau bọt nước tung trắng xoá.
Đoàn cán bộ CCVC Báo Hà Giang chụp ảnh lưu niệm tại Đất Mũi.
Trời mưa, càng về Đất Mũi mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, nắng bừng lên. Cũng như các đoàn khách lên đến Lũng Cú, việc làm đầu tiên là leo 282 bậc lên tận chân cột cờ, phóng tầm mắt nhìn thật lâu về dải đất hình chữ S, thì ở đây, nơi tận cùng đất nước, những người đi trong đoàn Báo Hà Giang chúng tôi lại cùng xúm quanh Mốc tọa độ - mốc chủ quyền Quốc gia, điểm toạ độ GPS 0001 và tiểu cảnh biểu tượng Đất Mũi - Cực Nam của Tổ quốc. Tiểu cảnh Đất Mũi là con tàu, có cánh buồm căng gió đang như vươn ra biển khơi, bên trên cả là lá cờ đỏ sao vàng tung bay thể hiện chủ quyền đất nước. Nơi tận cùng đất nước, trong mỗi người đều trào dâng sự xúc động, cảm giác tự hào về dân tộc và quê hương, đất nước, về giá trị thiêng liêng của đường biên, cột mốc, của lãnh thổ Quốc gia. Vâng! Hạnh phúc, thiêng liêng lắm chứ, ơi 2 chữ Tổ Quốc - Việt
Đối lập với những chập chùng núi đá ở Hà Giang, phong cảnh ở Cà Mau là một cả vùng sông nước rộng lớn mênh mông.Càng xuôi về Đất Mũi, càng thấy sự bao la, kỳ bí của vùng đất phương
Tác giả chụp ảnh lưu niệm cùng chiến sỹ Biên phòng ở Đất Mũi.
Nhìn trên bản đồ Tổ quốc, Việt Nam- dải đất hình chữ S, Lũng Cú là điểm cực bắc của Tổ quốc và Đất Mũi chính là điểm cuối cùng của đất trời phương
Nơi tận cùng chóp mũi Cà Mau, Đoàn Báo Hà Giang lại may mắn được gặp gỡ, tiếp xúc với những người lính đang ngày đêm tuần tra bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của tổ quốc. Nhưng điều làm chúng tôi bất ngờ và xúc động nhất là khi gặp gỡ tiếp xúc với anh em Đồn biên phòng 680, sao mà gần gũi, mà ngập tràn yêu thương. Những người lính ở đây còn rất trẻ. Cuộc sống, công tác dẫu vẫn còn đó những khó khăn, thiếu thốn, vất vả nhưng những người lính biên phòng mà tôi gặp, tiếp xúc nơi Đất Mũi này luôn thể hiện sự lạc quan yêu đời gắn bó với nhiệm vụ.
Tôi bỗng nhớ tới sự so sánh trong một phóng sự của Đăng Bảy- Báo Biên phòng, có đoạn: Nếu những buổi đầu, người lính Biên phòng miền xuôi lên Hà Giang phải tập leo núi đá tai mèo, đêm về tay chân, mình mẩy mỏi nhừ, đau nhức thì việc đầu tiên của người lính biên phòng về nơi Đất Mũi là phải tập đi cầu khỉ. Nhưng không thể không tập đi. Vì trước kia, ở vùng đất nhiều kênh rạch nàycầu khỉ nhiều vô số. Thế rồi, các anh cũng đã dần quen với lối sống, phong tục tập quán của vùng đất ở nơi cuối trời Tổ quốc. Cũng như ở Lũng Cú, thì ở Đất mũi này, cũng đã có những sỹ quan Biên phòng đã xây dựng cuộc sống, chọn vùng Đất Mũi này làm quê hương thứ 2. Bên cột mốc tọa độ, mặc dù được Đăng Bảy và Khoa, Bộ chỉ huy BĐBP Cà Mau giới thiệu, song vẫn thấy nói chưa hết về đại uý chuyên nghiệp Bùi Ngọc Lưu, sinh năm 1971, quê ở Vụ Bản, Nam Định: “Năm 1999 đang công tác tại quê hương Nam Định, Lưu được điều động vào đồn Biên phòng Đất Mũi. Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, với chức trách là cán bộ tăng cường cho xã, bây giờ Lưu đã rành từng đường ngang ngõ tắt, từng con kênh, con rạch, từng chiếc cầu khỉ và biết tên, biết tuổi, rành hoàn cảnh từng gia đình trong thôn, trong ấp”. Ấn tượng khi tiếp xúc, Lưu rất dễ gần. Lúc đưa đoàn đi xung quanh Đất Mũi, đi đâu cũng thấy người ta chào hỏi, gọi tên Lưu. Lưu cho biết, địa bàn Đồn phụ trách gồm 2 xã Đất Mũi và Viên An, riêng ở Đất Mũi có 3.626 hộ, 16.797 khẩu, chủ yếu là người dân lao động. Điều đáng mừng là địa bàn những năm qua đều không có các tệ nạn xã hội, ổn định về ANTTXH.
Chia tay Đất Mũi, những người lính Biên phòng nơi Đất Mũi, trong mỗi chúng tôi lại nhớ về vùng cao nguyên đá Hà Giang, ở nơi đó có những người lính Biên phòng đang ngày đêm vững tay súng vì sự bình yên của biên cương Tổ quốc.
Ý kiến bạn đọc