Những người làm báo Hà Giang làm báo theo lời Bác dạy

10:22, 18/06/2007

(HGĐT)- Tháng 6 đang về cùng với niềm vui sướng, tự hào của những người làm báo, kỷ niệm 82 năm Ngày truyền thống của Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 2007).


     
                   Báo, Tạp chí Hà Giang được đông đảo công chúng
                                       đón đọc. (Ảnh: Minh Tâm)

Đúng ngày này 82 năm về trước, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập và trực tiếp làm chủ bút đã ra đời và phát hành số đầu tiên. Đốm lửa đầu tiên ấy đã nhen nhóm và thức dậy biết bao con tim, khối óc đang sống trong cảnh mất nước, nô lệ lầm than những hiểu biết về nhân dân và giải phóng dân tộc; về cách mạng và vai trò của, giải cấp vô sản để từ đó đi theo một con đường đúng đắn: Làm cách mạng vô sản để cứu mình, cứu nhà, cứu nước. Thấm thoát đã tròn 82 năm, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh, luôn đồng hành, theo sát mọi bước đi thăng trầm của đất nước và dân tộc. Lịch sử ra đời, phát triển và trưởng thành của báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn liền với sự nghiệp của Đảng ta đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, cho cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân; là người chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa, trực tiếp thông tin, tuyên truyền đến quần chúng nhân dân đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thực sự là cầu nối th”ng tin hai chiều giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

 

     
              Các cháu thiếu nhi đón xem Tạp chí Nghề báo (Ảnh: M.T)

Kỷ niệm 82 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam đến với những người làm báo Hà Giang đúng vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân toàn quân đang triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đối với những người làm báo học tập tấm gương đạo đức của Bác cũng đồng nghĩa học tập và làm theo đạo đức, phong cách và phương pháp làm báo của Nhà báo Hồ Chí Minh! Vì Bác chính là Nhà báo cách mạng đầu tiên, người thầy vĩ đạo, chân tình và sâu sắc nhất đối với mọi thế hệ làm báo cách mạng Việt Nam . Bác dạy chúng ta phải có cái tâm của người làm báo - cái tâm chính là tính trung thực, sự quả cảm, dám đi tới tận cùng của sự kiện đúng như bản chất của nó; nếu chưa nói được đúng sự thật thì cũng đừng nói dối, nói sai! Cái tâm còn là cái tình của người làm báo; dám căm giận, biết yêu thương không vô cảm trước muôn mặt của cuộc sống con người; cái tâm của chúng ta chính là sự quả cảm và lòng nhân ái được hòa quyện tạo nên bản lĩnh của người chiến sỹ cầm bút trước hiện thực của cuộc sống. Bác dạy người làm báo phải luôn trau dồi và rèn luyện tính chiến đấu cho ngòi bút của mình! Đòi hỏi trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mỗi chúng ta phải luôn được mài rũa, cái đầu lạnh, trái tim nóng sẵn sàng đối mặt với tiêu cực, bất công, dám đấu tranh, vạch trần cái ác, bảo vệ và cổ vũ cho cái mới, cái tiến bộ, cái tốt đẹp của mỗi con người và toàn xã hội; tạo ra sức mạnh phản biệt xã hội sâu sắc từ chính nghề báo của mình; để bạn đọc và nhân dân tìm thấy trong mỗi bài viết và tờ báo sự đồng thuận tin cậy, cùng ánh lửa để sưởi ấm niềm tin. Bác chỉ ra cái tầm cần đạt đến đối với người làm báo cách mạng - Đó là sự phấn đấu, rèn luyện để vươn đến cái chân - thiện - mỹ tạo nên bản lĩnh và phong cách làm báo của mỗi người. Có Tầm giúp chúng ta biết khai thác đến tận cùng lợi thế đồng thời biết hạn chế, chẻ nhỏ những thách thức, khó khăn; sẽ hiểu đúng bản chất và sự cần thiết của cạnh tranh lành mạnh tạo động lực cho cái hay, cái đẹp được tôn vinh. Để người làm báo biết chọn chi tiết đắt nhất trong vô vàn sự kiện, tạo nên sự lay động, cuốn hút cho bài viết của mình; có tầm đem đến cho người cầm bút năng lực vừa đa dạng, vừa chuyên sâu, có trách nhiệm và tấm lòng trước niềm vui và nỗi buồn đang cần chia sẻ! Và hơn nữa giúp mỗi chúng ta tự tin, trân trọng, không choáng ngợp khi tiếp cận dòng chảy bất tận của kiến thức nhân loại, từng bước tạo nên cho mình cái nền tri thức và văn hóa của nghề làm báo rất đáng tự hào. Bác luôn nhắc nhở về phương pháp làm báo - đó là cách tiếp cận hiện thực cuộc sống lựa chọn, tìm kiếm những vấn đề, những chi tiết cần thiết để trả lời câu hỏi trước mỗi bài viết: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Bác nêu kinh nghiệm của mình: Tự biên tập, tự nhặt ra những hạt sạn trong bài viết của mình; trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp và quan trọng nhất phải biết lắng nghe nhận xét của quần chúng nhân dân! Quần chúng nhân dân hiểu nghĩa là quảng đại quần chúng hiểu, như vậy bài viết mới đạt yêu cầu, có tác dụng tuyên truyền tốt được.


Kỷ niệm 82 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, những người làm Báo Hà Giang tưởng nhớ về Bác, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới nhà báo cách mạng đầu tiên, Người thầy vĩ đại của đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam. Tấm gương đạo đức, cùng những lời dạy, bài viết, kinh nghiệm làm báo của Bác luôn là những bài học quý báu, cho chúng cháu, những người làm báo hôm nay học tập và làm theo! Chúng cháu xin hứa với Bác sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện để xứng đáng là những nhà báo hậu Duệ của người trong sự nghiệp đổi mới dựng xây đất nước hôm nay.


Lê Trọng Lập

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát huy nhiều hoạt động Phật sự ích đạo, lợi đời
Nhân kỷ niệm Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2551 (DL 2007), thay mặt Ban thường trực Hội đồng chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo VN, đệ nhất Phó pháp chủ - Hòa thượng Thích Trí Tịnh đã gửi Thông điệp đến chư tôn đức, tăng ni, cư sĩ và toàn thể Phật tử VN trong và ngoài nước với lời cầu chúc "thân tâm thường an lạc, thành tựu mọi Phật sự"; cầu cho thế giới hòa bình, an lạc
31/05/2007
Đẩy mạnh công tác tư tưởng - văn hóa trong tình hình mới
(HGĐT)- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Đoàn về tăng cường công tác tư tưởng - văn hóa trong tình mới, 5 năm qua (2002 - 2007), Đoàn thanh niên tỉnh ta đã làm tốt công tác này.
28/05/2007
Rà soát, bỏ bớt các khoản phí đối với nông dân
Làm việc với Ban Thường vụ TW Hội Nông dân VN sáng nay, 23/5 tại HN, ông Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng chỉ đạo: Hội cần sớm rà soát, tính toán kỹ để bỏ bớt những khoản phí không hợp lý mà nông dân phải trả.
24/05/2007
Các báo điện tử sẽ được tham gia Giải báo chí Quốc gia
Hôm 22/5, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về giải báo chí Quốc gia năm 2007. Năm nay là lần đầu tiên các báo điện tử được gửi tác phẩm dự thi.
23/05/2007