Giỗ Tỗ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, tín ngưỡng Văn hóa phi vật thể của Việt Nam
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ Ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”
Lễ hội Đền Hùng năm 2012. |
Câu ca ấy có tự ngàn xưa đọng lại đến nay, luôn khắc sâu trong tâm khảm của người Việt
Đã thành tiềm thức qua các thế hệ, hàng năm ngày 10.3m lịch được dân tộc ta lấy làm Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ - nơi có mộ Tổ Hùng Vương, Đền thờ các Vua Hùng có công dựng nước và giữ nước. Đặc biệt từ năm 2001, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) có Quyết định số 39/2001/QĐ- BVHTT, về việc Ban hành Quy chế tổ chức Lễ hội.
Đồng thời có Đề án Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm và đóng góp nguồn lực trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng được Thủ tướng phê duyệt. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm được tổ chức với nghi thức trọng thể, tuỳ theo quy định mà tổ chức ở cấp (Quốc Giỗ hoặc tỉnh tổ chức).
Năm 2012 Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của các tỉnhĐiện Biên, Nghệ An, Bình Dương, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng theo Đề án Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm và đóng góp nguồn trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng... Theo kế hoặch của UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Thìn - 2012được tổ chức trong 6 ngày, từ ngày mồng 5 đến ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Thìn (tức từ ngày 26 đến 31.3.2012). Địa điểm Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được diễn ra trong phạm vi Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven, trong đó trọng tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Đoàn Nhà báo chúng tôi về thăm Đền Hùng. Cả một không gian rộng lớn Khu di tích lịch sử Đền Hùng đang được chuẩn bị chu đáo. Công tác tuyên truyền khánh tiết như: Băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, cờ lễ hội... trang trí khắp các đường phố, các khu di tích. Đặc biệt các hạng mục công trình như: Trục hành Lễ; tu bổ, tôn tạo Đền Hạ, Đền Giếng; cảnh quan đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân; các bãi tập kết các phương tiện giao thông, công tác bảo đảm trật tự trị an, công tác vệ sinh môi trường... đang khẩn trươnghoàn thành. Tất cả thật sôi động, trách nhiệm và ấm áp tình cảm của mọi người đối với Ngày Giỗ Tổ. Gặp Giám đốc Khu Đi tích lịch sử Đền Hùng, ông Nguyễn Xuân Các cho chúng tôi biết : Giỗ Tổ Hung Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Thìn do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Tuy vậy cũng không kém phần các nghi Lễ Giỗ Tổ và các hoạt động vui tươi, kết hợp hài hoà các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống và hiện đại có sức lan toả. Bên cạnh đó thực hiện chương trình “Về miền Lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” gắn với các hoạt động “Du lịch về cội nguôn”. Phần Lễ bao gồm: Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng do Thành phố Việt Trì tổ chức, với nội dung rước kiệu lễ vật của xã Hy Cương, nơi có Đền thờ Vua Hùng. Lễ Giỗ Quốc TổLạc Long Quân; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫuu Cơ, do Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương thực hiện, diễn ra ngày 6.3 ( L), địa điểm tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫuu Cơ, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, với nghi thức Rước kiệu lễ vật của nhân dân xã Chu Hoá, Hùng Lô, Kim Đức, Phường Vân Phú, Hy Cương (thành phố Việt Trì) và xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngày 10 tháng 3L (tức ngày 31.3.2012) diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, quá trình hành Lễ bắt đầu từ sân Lễ hội Đền Thượng tổ chức Lễ dâng hương, sau đó đặt vòng hoa và thắp hương tại Lăng Hùng Vương và dâng hoa trước bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong”. Trong buổi Lễ có các đồng chí là lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Uỷ Ban TW MTTQ Việt Nam, đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam, UB về người Việt Nam ở nước ngoài, ...và đại diện các bộ, ban, ngành trung ương, một số tỉnhtrong nước...
Phần Hội được tổ chức gắn với chương trình “Du lịch về cội nguồn” của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai; các hoạt động được diễn ra tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; thành phố Việt trì. Đồng thời có tổ chức triển lãm một số hình ảnh về hát Xoan Phú Thọ, vừa được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đặc biệt trong dịp Giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng lần này, tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội thảo khoa học “Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” với sự có mặt của nhiều nhà khoa học có uy tín trong nước, để hoàn thành thành Hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại trong năm 2012. Đây là một tín ngưỡng văn hoá mang tính nhân văn truyền thống mà trên thế giới chỉ có ở Việt
Về Phú Thọ, thăm Đền Hùng, được chứng kiến công tác chuẩn bị cho Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng của đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ và cả nước hướng về cội nguồn, đã làm chúng tôi thật xúc động. Giỗ Tổ đã trở thành tục văn hoá truyền thống tâm linh tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam mà trên thế giới chỉ có ở Việt Nam; thể hiện giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Trong Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, là người con Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài, dù ở 5 châu 4 bể, không khỏi không nhớ về quê hương - nơi ấy có Tổ tiên chúng ta. Nơi ấy có cội nguồn gốc rễ con cháu Lạc - Hồng. Trong giờ phút thiêng liêng này, mỗi người dân Việt
Ý kiến bạn đọc