Triển lãm tư liệu “Thăng Long – Hà Nội: Nghìn năm văn hiến” tại Pháp

08:20, 24/05/2010

Ngày 22-5, Thư viện Quốc gia Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp khai mạc Triển lãm tư liệu “Thăng Long – Hà Nội: Nghìn năm văn hiến” tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở thủ đô Paris, Pháp. Đông đảo bạn bè Pháp, đại diện Thư viện quốc gia Pháp, Hội hữu nghị Pháp - Việt và cộng đồng người Việt Nam ở Pháp tham dự.


Triển lãm giới thiệu gần 1.000 đơn vị tư liệu tiêu biểu về Thăng Long – Hà Nội: Nghìn năm văn hiến. Các tư liệu phần lớn đã được xuất bản thành sách, đăng tải trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành. Các tài liệu thuộc mảng tài liệu lưu trữ từ thời thuộc Pháp, mảng luận án tiến sĩ của các học giả Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội, mảng tư liệu hương ước làng xã và vùng phụ cận.

Triển lãm lần này cũng giới thiệu mảng tư liệu Hán Nôm (bao gồm thư tịch và văn bia), bộ sưu tập số, các bản đồ, ảnh, phim là chứng cứ quan trọng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn hóa, đất và người Thăng Long – Hà Nội xưa và nay.

Các nguồn tư liệu được chia theo bốn nhóm chủ đề chính. Phần Địa linh nhân kiệt giới thiệu các tư liệu về đất đế vương, xây dựng và bảo vệ đất nước, truyền thống khoa bảng và nguyên khí quốc gia. Chủ đề Văn hóa vật thể giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa, của ngon vật lạ và thủ công mỹ nghệ. Phần Văn hóa phi vật thể giới thiệu các phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật của người Tràng An. Chủ đề hội nhập và phát triển giới thiệu các tư liệu về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường. Ngoài ra, triển lãm cũng giới thiệu nhiều ảnh Hà Nội xưa và nay, các bản đồ cổ Hà Nội, và vùng phụ cần, bộ sưu tập số và các tư liệu khác.


Người xem triển lãm.

Tại triển lãm, người tham dự có thể được đọc các tác phẩm Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Đại Việt địa dư của Lương Văn Can, Đại lý Hà Nội của Lâm Quang Đốc, Hà Nội thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm.

Qua triển lãm, người tham dự cũng được đọc các tác phẩm văn học nghệ thuật kết tinh từ nền văn hóa dân tộc trong suốt một nghìn năm qua. Truyền thống khoa bảng của người Hà Nội được giới thiệu đầy đủ thể hiện rõ những cống hiến to lớn của đất kinh kỳ văn vật đối với nền học vấn của dân tộc. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên tại Trung tâm văn hóa Việt Nam ở Pháp giới thiệu các văn bia cổ, các bản đồ gốc về Hà Nội có chú giải giúp người xem hiểu rõ hơn tiến trình phát triển của thủ đô nghìn năm văn hiến.

Triển lãm mở đến ngày 15-6.   

Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dừng chút cùng Cánh đồng bất tận(*)
HGĐT- Nếp sống lạc hậu, những cuộc đời cùng cực quằn quại trải dài cùng hận thù, sự trả thù mù quáng, thói hư tật xấu vẫn le lói bao ước mơ, dằn vặt, ân hận... Tất cả đời thường, rất thật, sinh ra từ miền quê Bạc Liêu. Dòng chảy câm lặng, dù không phổ biến ấy, đã và đang làm ta nhức nhối.
28/04/2010
Đồng Vọng
Truyện ngắn: Huyền Minh“Mây ơi hãy ngưng tụ lại để tạo thành mưa đi… Cao nguyên đá khô khát cả mùa đông rồi!”. Hình như câu này Huyền đã nguyện cầu suốt cả mùa xuân! Ùng oàng…ùng oàng… cô chợt tỉnh giấc bởi những tiếng nổ của sấm, của chớp... Ban đầu chỉ là lộp độp, lộp độp… rồi ào ào…rào rào… Cơn mưa đầu hạ bất chợt reo vui! Huyền mở tung cánh cửa, hương vị của mưa thật dễ
28/04/2010
Nước lần
HGĐT- Có một điều khiến tôi khá thú vị khi chuyển đến nơi ở mới đó là được sử dụng nước không mất tiền. Chả là khu dân cư này khá xa trung tâm thị xã nên được hưởng lợi từ một công trình cấp nước thuộc nguồn vốn 135 của Chính phủ đầu tư. Nước được lấy từ đầu nguồn con suối, chảy vào bể lắng rồi theo đường ống về khu dân cư.
28/04/2010
Em bé bán hương ở chùa
Dòng người chen nhauVề chốn tâm linh.Em đi tìm mưu sinhĐồng hànhChia phận may rủi.
28/04/2010