Dừng chút cùng Cánh đồng bất tận(*)

17:34, 28/04/2010

HGĐT- Nếp sống lạc hậu, những cuộc đời cùng cực quằn quại trải dài cùng hận thù, sự trả thù mù quáng, thói hư tật xấu vẫn le lói bao ước mơ, dằn vặt, ân hận... Tất cả đời thường, rất thật, sinh ra từ miền quê Bạc Liêu. Dòng chảy câm lặng, dù không phổ biến ấy, đã và đang làm ta nhức nhối.


Bằng chất văn tự sự, Nguyễn Ngọc Tưcho ta chiêm ngưỡng một bức tranh quê thường nhật sinh động, rõ ràng qua cuộc đời của những: Chị Sương, của Nương, thằng Điền, ba má Sương, những nông dân vùng sông nước Bạc Liêu. Những cuộc đời hay một phần cuộc đời nào đó trong “Cánh đồng bất tận” có éo le riêng, đau đớn riêng nhưng đều chung một kết cục không lối thoát, cùng quẫn, bùng nhùng...Rồi, Nguyễn Ngọc Tư đã thực sự truyền cho người đọc một trượt vào cảm xúc: Đau đớn, ghê tởm ... thương cảm, và cuối cùng là hy vọng... Hy vọng vào ngày mai, vào đời sau tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn. Chính điều đó đã đánh thức người đọc tình yêu thương đồng loại, sự tha thứ mà có lẽ ở đâu đó còn đang ngủ mê.


Đi cùng sự “bất tận” chan chứa sẻ chia, cảm thông trên “cánh đồng” nhớp nháp vẫn sáng trắng những cánh cò nhân ái của Nguyễn Ngọc Tư, tôi càng đau khổ hơn khi chứng kiến số phận lận đận của tác phẩm, như“chiếc ghe” của cha con nhà Sương, trước khi được thừa nhận, trên cả khuôn khổ một miền quê, một Quốc gia. Hơn hết là một miền nhận thức! Sẽ là không bao giờ muộn để ngăn lại những dòng đời tủi nhục, xóa đi cảnh đói nghèo, thất học triền miên vẫn đang tồn tại, nguy cơ tồn tại trên nhiều vùng miền Tổ quốc.


Dưới góc nhìn phê bình - lý luận, “Cánh đồng bất tận” đã đem đến cho bạn đọc một thông điệp về tình yêu thương đồng loại. Một sự tha thứ, tha thứ đúng lúc - có thể thay đổi một cuộc đời.


Cái được của “Cánh đồng bất tận” là đã thức tỉnh, cảnh báo với đồng loại về những hiểm họa đang ngày đêm hoành hành tại những miền quê đói nghèo và thất học, mà hệ luỵ của nó là không thể lường trước. Tuy nhiên, cái cần trao đổi ở đây là “giới hạn của cảm xúc cá nhân” dẫn đến quan điểm, nhìn nhận của tác giả về sự ”báo ứng”, sự “trừng phạt” cũng dường như... “bất tận”(!). Nếu suy diễn như Nguyễn Ngọc Tư, có thể đa số bạn đọc sẽ rất hoang mang và lúng túng về cái gọi là “báo ứng luân hồi” hay sự “trừng phạt tiếp nối trừng phạt”... Tôi trộm nghĩ, sự huyền bí này có thể làm nhụt đi, làm cùn đi cái ý thức vươn lên, đấu tranh của con người. Con người sẽ cảm thấy run sợ trước cái gọi là “định mệnh”, và rồi có thể sẽ... buông xuôi.


Tài năng văn chương thiên bẩm của viên “Ngọc” Nguyễn Tư buộc tôi cứ miên man trên đồng ruộng, sông nước quê hương, trong sắc cầu vồng từ một sinh linh chưa rõ hình hài, nhưng Thông điệp Tình yêu thì như ban ngày trong phần kết đẫm chất nhân văn của tác phẩm: “Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường... Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”.

(*) Chuyện của Nguyễn Ngọc Tư, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006.


Xuân Chín

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trách
Chợ tìnhnăm có một phiênSao anh cứ đểta phiền nhớ nhau!
28/04/2010
Hát với bến suối quê tôi
Tôi hát với dòng suối nhỏSuối quê tôi nước mắt từ lá cỏRúc rích reo như tiếng mẹ yêu mìnhDòng suối hát theo lời then shi lượn;
28/04/2010
Em bé bán hương ở chùa
Dòng người chen nhauVề chốn tâm linh.Em đi tìm mưu sinhĐồng hànhChia phận may rủi.
28/04/2010
Nước lần
HGĐT- Có một điều khiến tôi khá thú vị khi chuyển đến nơi ở mới đó là được sử dụng nước không mất tiền. Chả là khu dân cư này khá xa trung tâm thị xã nên được hưởng lợi từ một công trình cấp nước thuộc nguồn vốn 135 của Chính phủ đầu tư. Nước được lấy từ đầu nguồn con suối, chảy vào bể lắng rồi theo đường ống về khu dân cư.
28/04/2010